Phát huy bảo tồn để di sản trở thành tài nguyên du lịch

GD&TĐ - Khi các di tích trở thành tài nguyên du lịch sẽ đem lại lợi ích kinh tế lớn, vì vậy cần làm tốt việc bảo tồn, tôn tạo để phát huy giá trị di tích.

Phát huy bảo tồn để di sản trở thành tài nguyên du lịch

Ngày 25/10, tại Ninh Bình, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch”.

Hội thảo nhằm làm rõ thực trạng triển khai các giải pháp, chính sách, mô hình, bài học kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch ở các bộ, ban ngành, địa phương hiện nay.

hoi-thao-ninh-binh-1-3422-8874.jpg
Các đại biểu, chuyên gia chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia cho biết, các di tích lịch sử - văn hóa đã và đang được hỗ trợ, đầu tư, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị trong đời sống đương đại.

Bên cạnh kết quả đạt được, còn bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập như: việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích có lúc, có nơi chưa bảo đảm các quy định của pháp luật; chất lượng nhân lực quản lý, thực hiện bảo tồn, tu bổ di tích còn hạn chế.

Kết quả huy động các nguồn lực xã hội hoá để tu bổ tôn tạo di tích chưa tương xứng với tiềm năng vị thế của các di sản văn hóa.

hoi-thao-ninh-binh-2-7926-8599.jpg
Giới chuyên gia phân tích lợi ích từ việc bảo tồn để di sản trở thành tài nguyên du lịch.

KTS Trần Quốc Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, cho biết thống kê đến giữa năm 2024, Việt Nam có 8 di sản được công nhận di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 133 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 3628 di tích xếp hạng cấp quốc gia và khoảng 11.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

Thông qua bảo tồn, các di tích lịch sử - văn hóa, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và du khách về bản sắc, giá trị di sản văn hóa; thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, phát triển các sản phẩm văn hoá, kinh tế, dịch vụ du lịch, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân được đẩy mạnh.

hoi-thao-ninh-binh-4-8175-9711.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Bên cạnh đó, quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với công tác giáo dục, phát triển văn hóa - du lịch, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, bất cập.

Trong phần thảo luận, các đại biểu cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp và kiến nghị để các cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong thời gian tới.

PGS.TS Bùi Thanh Thủy (Đại học Văn hóa Hà Nội) đề cập đến các mô hình thực tiễn trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa, giáo dục truyền thống thông qua du lịch. Đồng thời, khi các di tích trở thành tài nguyên du lịch sẽ đem lại lợi ích kinh tế lớn. Cộng đồng địa phương ở bất kỳ vùng nào đã và đang phát triển về du lịch đều nhận ra lợi ích này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Dựa cậy và níu kéo

GD&TĐ - Mười sáu năm sau khi ký kết thoả thuận liên quan, Mỹ đã khánh thành căn cứ phòng thủ tên lửa đầu tiên trên lãnh thổ Ba Lan.