Tổ chức tuần ‘Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam’ năm 2024

GD&TĐ -Ngày 12/9, thông tin từ Bộ VH,TT&DL cho biết đã ký ban hành kế hoạch tổ chức tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.

Tổ chức tuần ‘Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam’ năm 2024

Kế hoạch tổ chức tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Mục đích của việc tổ chức nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam; tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch thiết thực chào mừng 94 năm Ngày truyền thống - ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024) và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11)…

Đồng thời lan tỏa, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa 54 dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước…

Bộ VH,TT&DL yêu cầu các hoạt động cơ bản do chủ thể văn hóa thực hiện, được chọn lọc gắn với chủ đề, nội dung phong phú, có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn kết với phát triển du lịch tăng cường tương hỗ giữa các dân tộc, địa phương, vùng miền.

Các chương trình trong khuôn khổ sự kiện phải được chuẩn bị chu đáo, tập luyện kỹ, nội dung tiêu biểu, phù hợp và có tính nghệ thuật cao; đáp ứng nhu cầu sáng tạo, thụ hưởng của nhân dân; mang tính cộng đồng và đề cao chủ thể văn hoá; Phát huy thế mạnh của các cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam gắn với sự tham gia của các địa phương, đơn vị; tăng cường xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động sự kiện.

Các hoạt động được tổ chức trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương lãng phí, đồng thời tạo không khí vui tươi phấn khởi an toàn gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa đất nước và đảm bảo tuyệt đối về an ninh, chính trị, trật tự và an toàn xã hội, tạo không khí phấn khởi cho đồng bào các dân tộc và toàn thể du khách tham gia ngày hội.

Diễn ra từ ngày 15 - 24/11, sự kiện sẽ có các hoạt động nổi bật: Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; Sắc màu văn hóa lễ hội; trình diễn, giao lưu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc.

Theo dự kiến, tham gia sự kiện có khoảng hơn 200 đồng bào của 17 dân tộc (gồm: Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer, Chơ Ro) của 12 địa phương có đồng bào tham gia hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một khúc sông Swindale Beck, Vương quốc Anh.

'Uốn cong' sông để ngừa lũ

GD&TĐ - Trong nhiều thế kỉ, những dòng sông quanh co đã được 'nắn thẳng' để dành chỗ cho các công trình của loài người.

Minh họa/INT

Chuyện tăng giá điện

GD&TĐ - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để điều chỉnh giá điện tăng lần này dựa trên 3 cơ sở quan trọng là chính trị, pháp lý và thực tiễn.