Phát hiện "tàu ma" dưới đáy biển sau gần 7 thập kỷ

Một con tàu từ thời Thế chiến II được phát hiện ở vùng biển ngoài khơi Hawaii, Mỹ, trong tình trạng tương đối nguyên vẹn dù bị đánh chìm từ năm 1946.
Chiếc bánh lái nguyên vẹn trên con "tàu ma" ở Hawaii.
Chiếc bánh lái nguyên vẹn trên con "tàu ma" ở Hawaii.

Nhóm chuyên gia của Đại học Hawaii và Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) phát hiện con tàu ở độ sâu khoảng 600 m, với chiếc cột buồm vẫn dựng đứng và phần bánh xe nguyên vẹn. Vị trí của con tàu cách đảo Oahu khoảng 32 km.

Theo news.com.au, con tàu có tên Dickenson, sau đó được đổi lại thành USS Kailua. Nó thực hiện chuyến đi đầu tiên năm 1923, khởi hành từ tại Pennsylvania đến Hawaii. Hải quân Mỹ từng sử dụng loại tàu cáp này trong Thế chiến II nhằm cung cấp thông tin viễn thông cho các mạng lưới tàu ngầm và dây cáp.

23 năm sau, con tàu bị đánh chìm bằng ngư lôi khi không còn cần thiết đối với hải quân Mỹ hay các công ty khác. Vị trí cuối cùng của USS Kailua không được ghi lại.

"Một trong những điểm thu hút cái nhìn đầu tiên của chúng tôi về USS Kailua là chiếc bánh lái loại cổ điển trên phần đuôi tàu. Đối với một con tàu bị đánh chìm bằng ngư lôi, đây là tình trạng nguyên vẹn đáng ngạc nhiên. 

Các cấu trúc trên boong, từ mũi tàu đến đuôi tàu đều được bảo quản tốt và không có dấu hiệu hư hại do tác động của ngư lôi", Terry Kerby, thành viên nhóm nghiên cứu, cho hay.

Nhiều xác tàu đắm ở Oahu từng được xác định bằng công nghệ siêu âm trong thời gian gần đây, trong đó bao gồm một tàu ngầm của Nhật Bản từng bị đánh chìm trong trận Trân Châu Cảng.

Theo vnexpress
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.