Loài động vật đẳng túc giống bọ này, còn được gọi là rận cắn lưỡi hay rận ăn lưỡi, tiếp tục hút máu từ lưỡi vật chủ cho đến khi toàn bộ cấu trúc của phần này phân rã. Sau đó, nỗi kinh hoàng mới thực sự bắt đầu, khi ký sinh trùng thay thế vị trí của lưỡi trong miệng con cá vẫn còn sống.
Nhà sinh vật học Kory Evans, Trợ lý Giáo sư tại Khoa Khoa học Sinh học tại Đại học Rice ở Houston, bang Texas (Mỹ), đã phát hiện ra sinh vật ký sinh khi thực hiện X-quang bộ xương cá. “Nó trông giống như có bộ hàm thứ hai trong cổ họng, giống như trong phim viễn tưởng”, Kory Evans cho biết trên mạng xã hội Twitter.
Được biết đến với cái tên rận ăn lưỡi, sinh vật ký sinh này chuyên hút máu từ lưỡi cá. Cho đến khi toàn bộ cấu trúc khô héo, chúng sẽ nằm luôn trong miệng cá và chiếm vị trí của cơ quan trong miệng con cá vẫn còn sống. Trên thế giới, hiện có khoảng 380 loài rận ăn lưỡi, hầu hết chúng nhắm vào một loài cá cụ thể với tư cách là vật chủ.
Rận ăn lưỡi cá chủ yếu xâm nhập vào cơ thể cá qua mang. Nó bám vào lưỡi và bắt đầu hút máu, giải phóng chất chống đông máu để giữ cho máu lưu thông. Theo Bảo tàng Australia, ký sinh trùng này bám chặt lấy phần gốc của lưỡi bằng bảy cặp chân, làm giảm lượng máu cung cấp, khiến cơ quan này bị teo dần và rụng đi.
Sau khi thay thế đầu lưỡi thật của cá, một bên chúng sẽ hút chất nhầy và máu của vật chủ để tồn tại, một bên khác chúng lại hoàn thành nhiệm vụ của một cái lưỡi, giúp vật chủ ăn uống và hoạt động một cách bình thường nhất, vật chủ sẽ hoàn toàn không cảm nhận được đau đớn hay khó chịu gì trong quá trình bị loài sinh vật này ký sinh. Sự cộng sinh này có thể tiếp tục kéo dài trong nhiều năm.
Stefanie Kaiser, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển quốc gia ở Wellington, New Zealand, cho biết trong nhiều trường hợp, cá được biết là sẽ sống lâu hơn so với các loại ký sinh trùng thay thế lưỡi của chúng.
Kory Evans đã phát hiện con cá và chiếc lưỡi đáng sợ của nó trong một phần của sáng kiến quét tìm một họ cá rạn san hô có tên là cá wrasses. Mục tiêu của dự án là tạo ra một cơ sở dữ liệu tia X 3D về hình thái bộ xương của nhóm cá này, cung cấp nó cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.
“Sáng hôm đó, tôi so sánh hình dạng hộp sọ của tất cả những con cá khác nhau, điều đòi hỏi phải đặt các điểm mốc - điểm đánh dấu kỹ thuật số - trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Trong một con cá wrasse đặc biệt, một con cá trích cale (Odax cyanomelas) từ New Zealand, tôi nhận thấy có thứ gì đó kỳ lạ trong khoang miệng. Có vẻ như nó có một loại côn trùng nào đó trong miệng. Vì vậy, tôi kéo bản quét gốc lên và kìa, thứ trong miệng hóa ra là một con rận ăn lưỡi” - Evans cho biết.
Loại sinh vật hủy hoại khí quan trên cơ thể vật chủ sau đó thay thế khí quan này mà không làm vật chủ phát hiện này, ở một góc độ nào đó mà nói thì cực kỳ đáng sợ. Quan hệ cộng sinh đặc biệt giữa loại rận ăn lưỡi và cá sẽ luôn là đề tài thảo luận không có hồi kết của các nhà khoa học.