Chúng được xác định là cách chúng ta 3000 năm ánh sáng, đó là một cấu trúc khổng lồ tiềm ẩn mối nguy hiểm giữa không gian các ngôi sao trong Dải Ngân Hà, trong đó có hành tinh Trái Đất của chúng ta.
Khám phá này có công rất lớn từ kính thiên văn CSIRO’s Compact Array nằm ở phía Đông Australia.
Cấu trúc bí ẩn đang băng qua Dải Ngân hà
Theo bài báo khoa học về cấu trúc kỳ dị này, những “thứ” này có kích thước rất lớn - gần bằng kích thước quỹ đạo mà Trái Đất vạch ra khi quay quanh Mặt Trời.
Sự phát hiện này giúp cho các nhà khoa học có thể giải thích “vật chất mất tích” của vũ trụ đã đi đâu.
Ngoài ra còn trả lời câu hỏi bí ẩn xung quanh một chuẩn tinh (quasar) ở rất xa chúng ta và tại sao nó xuất hiện sáng hơn qua hơn 3 thập kỷ.
Cấu trúc kỳ lạ cách chúng ta 3000 năm ánh sáng
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng có thể đây không phải là một cấu trúc “đặc” mà phần lớn chỉ là khí gas lạnh khi họ phát hiện sự tồn tại của chúng trong phân tích cấu trúc này.
Các nhà thiên văn gọi cấu trúc này là “noodles” (Mỳ ống) để mô tả cấu trúc đặc bên ngoài và rỗng ở trong của nó.
Dải Ngân Hà của chúng ta
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được cấu trúc này tới từ đâu, tuổi thọ của nó, có bao nhiêu cấu trúc như thế trong vũ trụ?… do đó cấu trúc kỳ lạ này vẫn là một bí ẩn đối với khoa học.
Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, tác giả Keith Bannister của CSIRO nói với IFLSciene: “Tất cả mới chỉ là phỏng đoán”, “Có thể có tới hàng ngàn cấu trúc như vậy trong vũ trụ”.
Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà
Tuy nhiên các nhà thiên văn có thể xác định được tốc độ di chuyển của nó qua Dải Ngân Hà là 50 km/s và khoảng cách từ chúng ta tới nó là 3000 năm ánh sáng (gấp 1000 lần khoảng cách của chúng ta tới ngôi sao gần nhất- Proxima Centauri).
Một điều kỳ lạ của cấu trúc bất thường này là nó không tương tác với vật chất tối.
Trong khi chưa thể xác định được chính xác nó là gì, những người thích thú với giả thuyết người ngoài hành tinh lại có thể hy vọng về việc tìm thấy sự sống ngoài hành tinh.