Phân loại đại học trên cơ sở xây dựng Chương trình đào tạo chuẩn quốc gia

GD&TĐ - Sáng 14/11, tại TPHCM, Bộ GD&ĐT tổ chức buổi Tọa đàm phân loại các trường đại học. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tham dự và phát biểu chỉ đạo.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Tọa đàm.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại Tọa đàm.

Tham dự Tọa đàm còn có đại diện Lãnh sự quán Australia tại TPHCM, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH Nguyễn Thị Thu Thủy, đại diện lãnh đạo 30 trường đại học trên cả nước và các chuyên gia về GDĐH trong và ngoài nước.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: Chương trình đào tạo chuẩn quốc gia GDĐH được ban hành sẽ giúp triển khai hiệu quả hơn trong hoạt động của các trường ĐH. Mục tiêu lớn nhất và sau cùng là kiểm soát chất lượng, đồng thời không hạn chế, cản trở sự phát triển đa dạng của chương trình đào tạo, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Thứ trưởng cho rằng ý nghĩa của chương trình đào tạo chuẩn được hoàn thiện và ban hành tới đây đối với trong nước cũng rất quan trong. Trước chúng ta đã có chương trình khung. Nhưng giờ không còn chương trình khung đó. Mỗi trường ban hành riêng với những mặt bằng khác nhau. Chính vì thế, cần phải ban hành chương trình đào tạo chuẩn cho các nhóm ngành đào tạo khác với chương trình khung đã có trước đây.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đặc biệt lưu ý, việc xây dựng Thông tư chương trình đào tạo chuẩn cho từng ngành, khối ngành cần phải được giao cho các trường trong lĩnh vực đào tạo đó, hình thành nhóm, cũng như huy động các hiệp hội sử dụng lao động, chuyên gia có các thành phần liên quan xây dựng chương trình đào tạo theo từng khối ngành có ý kiến. Trên cơ sở hoàn thiện đó, Bộ GD&ĐT sẽ thẩm định ban hành chương trình đào tạo chuẩn theo khối ngành phù hợp.

Tọa đàm có sự tham dự đông đảo của các nhà khoa học, giảng viên trong và ngoài nước.
Tọa đàm có sự tham dự đông đảo của các nhà khoa học, giảng viên trong và ngoài nước.

Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo chuẩn, các chuyên gia trong ngoài nước cần trao đổi với tinh thần cầu thị, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện và thực tế Việt Nam.

Nhiều nội dung được bàn thảo tại Tọa đàm, đó là khuyến khích hợp tác giữa Việt Nam và Australia về chính sách GDĐH, chất lượng và quản trị tốt; Tăng cường liên kết thể chế về bảo đảm chất lượng giữa các trường đại học Australia và các cơ quan kiểm định chất lượng tại Việt Nam; Hợp tác và chia sẻ thực hành tốt nhất về quản trị trường đại học, tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên và các nhà quản lý để khuyến khích đối thoại thường xuyên giữa các trường đại học Việt Nam và Australia.

Về mục tiêu, phân loại các trường đại học, các đại biểu đã được nghe GS Peter Coaldrake, Chánh văn phòng Cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng giáo dục đại học (TEQSA) và TS Karen Treloar, Trưởng nhóm tham gia của TEQSA đưa ra nhận xét về cơ chế, góp ý, tư vấn trực tuyến từ Australia. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc phân loại các các trường ĐH và tầm quan trọng của nó đối với việc xây dựng một hệ thống GDĐH đạt hiệu quả cao. Theo đó, sự cần thiết để đạt được hiểu biết và cách tiếp cận chung đối với việc phân loại các trường ĐH ở Việt Nam.

Ông Michael Sadlon - Giám đốc Chương trình Aus4Skills tham luận trực tuyến.
Ông Michael Sadlon - Giám đốc Chương trình Aus4Skills tham luận trực tuyến.

Diễn ra trong 1 ngày, với tinh thần trách nhiệm cao gần 70 đại biểu đến từ các trường đại học và chuyên gia GDĐH trong và ngoài nước đã bàn thảo về việc xây dựng nội chung Chương trình đào tạo chuẩn. Những ý kiến ​​tại buổi tọa đàm sẽ là căn cứ quan trọng để cơ quan chức năng phân loại các trường đại học Việt Nam, như một bước tiếp theo trong việc hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo chuẩn quốc gia để các trường có thể dựa vào đó xây dựng chương trình đào tạo cho riêng mình một cách phù hợp nhất.     

Chương trình Aus4Skills hỗ trợ Bộ GD&ĐT tạo Việt Nam trong quá trình hoàn thiện Chương trình đào tạo chuẩn quốc gia, bao gồm việc xây dựng cơ chế phân loại trường đại học. Trong đó có nội dung tăng cường năng lực và chia sẻ kiến ​​thức và kỹ năng, bao gồm Hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện chương trình đào tạo chuẩn.

Với các nội dung khung tiêu chuẩn chương trình cho 3 nhóm chính theo cơ chế phân loại các trường đại học. Chương trình đào tạo chuẩn quốc gia sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng GD-ĐT tại Việt Nam. Giúp xây dựng tiêu chuẩn, với những yêu cầu về chất lượng nhân sự đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động được kết nối với hệ thống GD các cấp, thông qua kiểm tra và đánh giá chất lượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.