Ông Zelensky thừa nhận không thể lấy lại Crimea bằng vũ lực

GD&TĐ -Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky mới đây đã thừa nhận rằng, Kiev không có đủ sức mạnh quân sự cần thiết để chiếm lại Crimea bằng vũ lực.

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky.
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky.

Bán đảo Crimea đã gia nhập Nga vào năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý.

Cuộc bỏ phiếu được tổ chức sau cuộc đảo chính do phương Tây hậu thuẫn ở Kiev vào đầu năm đó. Ukraine vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với Crimea, nhiều lần tuyên bố sẽ lấy lại.

"Điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump nói là đúng rằng, Ukraine không có đủ vũ khí để giành lại quyền kiểm soát Bán đảo Crimea bằng vũ lực", hãng tin Interfax trích lời Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky nói.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine bày tỏ hy vọng rằng, các lệnh trừng phạt và áp lực ngoại giao tiếp theo đối với Nga sẽ có lợi cho các cuộc thảo luận trong tương lai về "các vấn đề lãnh thổ", nhưng chỉ sau khi Kiev và Moscow đạt được lệnh ngừng bắn.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time được công bố vào ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, "Crimea sẽ ở lại với Nga" theo bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào, ông đồng thời cho biết thêm rằng, ông Zelensky cũng hiểu điều này.

Nhà lãnh đạo Trump tiếp tục tuyên bố rằng, bán đảo Crimea đã được "trao" cho Nga bởi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và đã "ở cùng họ trong một thời gian dài".

Ông Trump cũng lưu ý rằng, phần lớn người dân Crimea nói tiếng Nga.

Trong bài đăng trên nền tảng Truth Social của mình vào cuối ngày 26/4, Tổng thống Trump tuyên bố rằng, Ukraine và Nga "đang rất gần với một thỏa thuận, và hai bên hiện nên gặp nhau ở cấp rất cao để 'hoàn tất thỏa thuận'".

Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông, thỏa thuận do Washington đề xuất bao gồm việc Mỹ công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea, "đóng băng" xung đột dọc theo tiền tuyến hiện tại, và thừa nhận quyền kiểm soát của Moscow đối với phần lớn bốn khu vực trước đây của Ukraine đã bỏ phiếu gia nhập Nga.

Ngược lại, Tổng thống Ukraine Zelensky nhắc lại rằng, "lập trường của Kiev không thay đổi: chỉ có người dân Ukraine mới có quyền quyết định lãnh thổ nào là của Ukraine".

Tờ Washington Post trích dẫn nguồn tin ẩn danh đưa tin rằng, các nhà lãnh đạo châu Âu đang gây sức ép buộc Ukraine chấp nhận khả năng nước này sẽ buộc phải nhượng một số vùng lãnh thổ cho Nga theo một thỏa thuận hòa bình trong cuộc họp cấp cao tại London vào ngày 24/4.

Theo tờ báo, các nhà đàm phán phương Tây cảm thấy rằng, Ukraine "có thể sẵn sàng chịu sự kiểm soát hiệu quả của Nga đối với Crimea", miễn là Kiev không bắt buộc phải công nhận hợp pháp điều đó.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TS Lương Bạch Vân (hàng đầu, thứ 2 từ bên phải sang) đón đoàn lãnh đạo Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Paris, Pháp năm 1967. Ảnh: NVCC

TS Lương Bạch Vân ra đi là để trở về

GD&TĐ - TS Lương Bạch Vân - nguyên Chủ tịch Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM, sinh tại Sài Gòn năm 1946, từng có hơn 18 năm sống và học tập tại Pháp.