Ông tiến sỹ chuyên bảo tồn tinh dịch vật nuôi

Người trong ngành chăn nuôi hễ nhắc đến TS Đào Đức Thà (Viện Chăn nuôi quốc gia) là nghĩ ngay đến chuyện bảo tồn tinh dịch động vật. 

Tiến sỹ Đào Đức Thà chuẩn bị thuốc để điều trị cho vật nuôi bị bệnh - một công việc ông làm khi về hưu. Ảnh: Thùy Thủy
Tiến sỹ Đào Đức Thà chuẩn bị thuốc để điều trị cho vật nuôi bị bệnh - một công việc ông làm khi về hưu. Ảnh: Thùy Thủy

Ông là chủ nhân của cả kho chuyện ly kỳ về việc “dùng mưu” lấy bằng được tinh dịch của chó, lợn, gà… nhằm thụ tinh nhân tạo cho chúng.

Thấy Tây làm mà… ham

Nhắc đến sự nghiệp nghiên cứu gắn liền với tinh dịch động vật của mình, TS Thà cười hóm hỉnh: “Thời bác Tạ Quang Bửu vẫn làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo - PV), ai thi đại học đạt 21 điểm trở lên sẽ được đi học nước ngoài.

Ngày ấy, tôi thi Đại học Y Hà Nội được 24 điểm, Nhà nước cho đi Cuba. Nhà nước yêu cầu học nông nghiệp, tôi thi khối B nên chọn ngành nông nghiệp chăn nuôi”.

Giải thích về việc chọn ngành này, ông thành thật: “Tôi quê ở Tiên Du (Bắc Ninh), gia đình làm nông nghiệp nên tuổi thơ gắn với việc chăn trâu cắt cỏ, nuôi vịt gà, ngan ngỗng... Tôi có một tình yêu lạ lùng với những con vật này nên quyết định chọn chúng làm “nhân vật” trong các nghiên cứu của mình”.

Việc chăn nuôi thời bao cấp rất khó khăn, năng suất vật nuôi thấp. Nuôi lợn từ đầu năm đến tết xuất chuồng cũng chỉ được 50-60 kg/con. Con gà nuôi cả năm vẫn chỉ hơn 1kg. Do đó, thực phẩm rất quý còn nông dân thì rất khổ. Muốn thay đổi thực tế này, ông đã thực hiện một cú liều trong cuộc đời mình.

Trong thời gian học tập ở Cuba, thấy nhiều nước đã bắt đầu áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, đặc biệt là thụ tinh nhân tạo cho vật nuôi, hình thành mô hình chăn nuôi công nghiệp, ông Thà ham quá.

Nghĩ đến cảnh các gia đình Việt Nam không còn phải thèm nhạt nhường nhau từng miếng thịt trong bữa cơm, ông quyết định mày mò nghiên cứu “món” này.

TS Thà bảo, ở Việt Nam có những giống vật nuôi tốt và rất quý, nhưng do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chọn lọc và đồng bộ giống nên khó nhân rộng. Vì thế, ông quyết tâm dốc sức nghiên cứu. Sau khi hoàn thành xuất sắc khóa học, ông được ưu tiên ở lại thêm một năm.

Về nước, TS Thà nhận công tác tại bộ môn Sinh sản và Thụ tinh nhân tạo thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia - nơi có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa để ông phát huy khả năng chuyên môn. Cũng từ đây, các kết quả nghiên cứu về phương pháp bảo quản tinh dịch và thụ tinh nhân tạo cho gia súc của ông có cơ hội để triển khai.

Thụ tinh nhân tạo cho chó, gà...

“Thụ tinh nhân tạo là một ngành khoa học mũi nhọn trong sinh sản. Bước đầu tiên là phải làm tốt trong phòng thí nghiệm thì các bước khác mới triển khai được” – TS Thà chia sẻ.

Thế nhưng ở cái thời phòng thí nghiệm quá nghèo nàn về vật tư, thiết bị, ngay cái kính hiển vi mắt kính “một mất một còn”, các nhà khoa học trong đó có ông phải tự xoay xở, với những kiểu sáng tạo chỉ có ở “con nhà nghèo”.

“Tôi phải lấy tinh dịch của chó để thụ tinh nhân tạo. Vì không có dụng cụ, tôi tận dụng dụng cụ sẵn có là âm đạo giả của thỏ để “dụ” con chó. Thế nhưng âm đạo của thỏ quá ngắn, mãi không ăn thua nên tôi đành phải massage cho con chó như kỹ thuật lấy tinh gà. May là hôm đó chúng tôi vẫn lấy được tinh dịch của con chó” - TS Thà kể. Sau lần đó, ông đã áp dụng cách khai thác tinh dịch này cho các loài khác như trâu, bò, gà và đều thành công.

Lấy được tinh dịch trong hoàn cảnh thiếu trang thiết bị đã khó, bảo quản nó dài ngày ở điều kiện khí hậu thất thường của Việt Nam càng khó hơn.

Do nhiệt độ môi trường không ổn định, tinh dịch vật nuôi sau khi thu hoạch có tỷ lệ nhiễm khuẩn rất cao, thường xuyên phải bỏ đi để khai thác lại.

Tuy nhiên, TS Thà vẫn cần mẫn lặp đi lặp lại các công việc này để tìm cách bảo quản tối ưu. So sánh hai loại môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày theo phương pháp của Modena và Androhep để tìm sự khác biệt và cải tiến thêm, ông đi tới hoàn thiện công nghệ sản xuất.

Rồi chế phẩm môi trường pha loãng giúp bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày mang tên L.V.C.N dạng bột ra đời, hiệu quả tương đương với các sản phẩm cùng chủng loại được công bố trên thế giới nhưng giá chỉ bằng 1/3-1/2.

Đặc biệt, tinh dịch lợn pha loãng bảo tồn bằng chế phẩm trên có thể đạt độ ổn định trong 5 ngày ở nhiệt độ 17-20oC. Khi dùng phối giống cho đàn lợn cái, tỷ lệ có thai là 86,84%.

Ngoài nghiên cứu bảo quản tinh lợn, TS Đào Đức Thà còn kết hợp với các trung tâm, trang trại để sử dụng nguồn vật nuôi ở đó, trực tiếp hướng dẫn và nghiên cứu cách bảo quản tinh gà, trâu, ngựa và phương pháp thụ tinh nhân tạo cho chúng nhằm đạt các chỉ tiêu: Tiện lợi, nhân giống nhanh, đồng bộ về chất lượng giống.

Đến nay, dù đã nghỉ hưu, TS Đào Đức Thà vẫn miệt mài với những chuyến đi chuyển giao kỹ thuật, bận rộn với những buổi đứng lớp tại Viện Chăn nuôi quốc gia, hay tham gia các hội đồng khoa học, viết các chuyên đề về bảo tồn tinh vật nuôi Việt Nam với ước vọng làm chủ công nghệ thụ tinh nhân tạo, ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.

Với vốn kiến thức, kinh nghiệm thú y tích lũy được trong cả cuộc đời gắn bó với động vật, ông lập một “bệnh viện di động” chữa bệnh cho thú cảnh, vật nuôi như một cách độc đáo để hưởng thụ tuổi già.

TS Đào Đức Thà sinh ngày 1/3/1955 tại Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp ngành chăn nuôi, Đại học Nông nghiệp La Habana, Cuba năm 1981, về công tác tại bộ môn Sinh sản và Thụ tinh nhân tạo - nay là bộ môn Sinh lý, Sinh sản và Tập tính vật nuôi (Viện Chăn nuôi quốc gia) và giữ chức trưởng bộ môn này từ năm 2010.

TS Thà đã nhận 2 bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 3 bằng khen, danh hiệu Chiến sĩ thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2011), bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2012), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2014), giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam (năm 2015, cho sản phẩm môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn L.V.C.N).

PGS-TS Nguyễn Tấn Anh - Nguyên Trưởng bộ môn Sinh sản và Thụ tinh nhân tạo (Viện Chăn nuôi quốc gia):

Sau khi TS Đào Đức Thà nghiên cứu và cho ra đời “chế phẩm môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn L.V.C.N” - môi trường bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày, nó được ứng dụng một cách cực kỳ phổ biến.

Rất nhiều nơi mua chế phẩm này về sử dụng cho quy trình thụ tinh nhân tạo ở lợn, phục vụ phát triển chăn nuôi. Kể chuyện về TS Thà, lại càng thấm thía về nghề nghiên cứu, nhiều khi phải đánh đổi bằng máu và nước mắt.

Khi muốn bắt đầu một thí nghiệm mà không có kinh phí hỗ trợ, chúng tôi phải nhắm mắt làm liều, mượn vật nuôi của người dân về thí nghiệm, thực hành.

Nếu thành công thì người dân được lợi, nhưng nếu xảy ra tình huống xấu thì phải bỏ tiền túi ra đền cho người ta. Khi nghiên cứu và thực hành trực tiếp với vật nuôi, có lần còn bị lợn cắn mất cả lạng thịt đùi, phải nằm viện cả tháng trời.

TS Phan Lê Sơn - Trưởng bộ môn Sinh sản và Tập tính vật nuôi (Viện Chăn nuôi quốc gia):

TS Đào Đức Thà là một người rất nhiều kinh nghiệm và rất hăng say làm việc. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã hoàn thành nhiều công trình có đóng góp quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với ngành chăn nuôi: Môi trường pha loãng tinh dịch lợn, thụ tinh lợn...

Là người nhiệt tình, năng nổ, TS Thà thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp. Với cấp dưới, khi cần, ông sẵn sàng hướng dẫn, chỉ bảo tận tình.

Dù hiện nay ông đã nghỉ hưu, nhưng có những việc chúng tôi vẫn phối hợp làm cùng vì ông là người đi trước nên rất giàu kinh nghiệm và ông sẵn sàng tham gia.

TS Thà đã nhận 2 bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 3 bằng khen, danh hiệu Chiến sĩ thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2011), bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2012), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2014), giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam (năm 2015, cho sản phẩm môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn L.V.C.N).

PGS-TS Nguyễn Tấn Anh - Nguyên Trưởng bộ môn Sinh sản và Thụ tinh nhân tạo (Viện Chăn nuôi quốc gia):

Sau khi TS Đào Đức Thà nghiên cứu và cho ra đời “chế phẩm môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn L.V.C.N” - môi trường bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày, nó được ứng dụng một cách cực kỳ phổ biến.

Rất nhiều nơi mua chế phẩm này về sử dụng cho quy trình thụ tinh nhân tạo ở lợn, phục vụ phát triển chăn nuôi. Kể chuyện về TS Thà, lại càng thấm thía về nghề nghiên cứu, nhiều khi phải đánh đổi bằng máu và nước mắt.

Khi muốn bắt đầu một thí nghiệm mà không có kinh phí hỗ trợ, chúng tôi phải nhắm mắt làm liều, mượn vật nuôi của người dân về thí nghiệm, thực hành.

Nếu thành công thì người dân được lợi, nhưng nếu xảy ra tình huống xấu thì phải bỏ tiền túi ra đền cho người ta. Khi nghiên cứu và thực hành trực tiếp với vật nuôi, có lần còn bị lợn cắn mất cả lạng thịt đùi, phải nằm viện cả tháng trời.

TS Phan Lê Sơn - Trưởng bộ môn Sinh sản và Tập tính vật nuôi, Viện Chăn nuôi quốc gia:

TS Đào Đức Thà là một người rất nhiều kinh nghiệm và rất hăng say làm việc. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã hoàn thành nhiều công trình có đóng góp quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với ngành chăn nuôi: Môi trường pha loãng tinh dịch lợn, thụ tinh lợn...

Là người nhiệt tình, năng nổ, TS Thà thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp. Với cấp dưới, khi cần, ông sẵn sàng hướng dẫn, chỉ bảo tận tình.

Dù hiện nay ông đã nghỉ hưu, nhưng có những việc chúng tôi vẫn phối hợp làm cùng vì ông là người đi trước nên rất giàu kinh nghiệm và ông sẵn sàng tham gia.

Theo KH&PT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...