Ông Putin sẽ cấm xuất khẩu một số mặt hàng chiến lược tới phương Tây

GD&TĐ -Dù phương Tây áp đặt trừng phạt nhiều chưa từng có vào Nga nhưng vẫn nhập khẩu các mặt hàng chiến lược, Moscow cân nhắc cấm ngược.

Tổng thống Nga Putin có thể sẽ cấm xuất khẩu uranium cho Mỹ.
Tổng thống Nga Putin có thể sẽ cấm xuất khẩu uranium cho Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng chính phủ vào hôm 11/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Thủ tướng Mikhail Mishustin xem xét ý tưởng cấm xuất khẩu các mặt hàng chiến lược cho "các quốc gia không thân thiện".

Mặc dù áp dụng chế độ trừng phạt chưa từng có đối với Moscow vào năm 2022, các nước châu Âu và Mỹ vẫn tiếp tục phụ thuộc vào lượng lớn năng lượng và vật liệu chiến lược của Nga: khí đốt tự nhiên, vàng và kim cương đến uranium, titan và niken.

Theo ông Putin, việc nhập khẩu các mặt hàng chiến lược này nhằm ngăn chặn giá cả tăng vọt và đề phòng tình trạng thiếu hụt sẽ phá hủy nền kinh tế của họ.

Tổng thống Nga cho rằng, Moscow nên nghĩ về khả năng giảm xuất khẩu ba nguồn tài nguyên: uranium, titan và niken hay không.

Đây sẽ là một đòn trả đũa đối với các quốc gia thù địch luôn có hành động chống lại Nga.

Ông Putin cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ lệnh cấm/hạn chế xuất khẩu nào được đề xuất đều không được "gây bất lợi cho chính mình".

"Ở một số quốc gia, các khoản dự trữ chiến lược đang được thực hiện. Nếu điều này không gây hại cho chúng ta, chúng ta nên nghĩ đến... một số hạn chế nhất định đối với nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài... Có lẽ chúng ta cũng nên nghĩ đến một số hạn chế nhất định - đối với uranium, titan, niken" - Tổng thống Nga cho hay.

Theo Sputnik, cuộc chiến ủy nhiệm NATO-Nga đang diễn ra ở Ukraine đã làm giảm, nhưng không hoàn toàn dừng lại, trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước phương Tây.

Mỹ đã tiếp tục mua uranium của Nga cho mạng lưới các nhà máy điện hạt nhân rộng lớn của mình.

Khí đốt Nga tiếp tục chảy qua đường ống ở Ukraine đến các khách hàng ở Hungary và Slovakia, rồi tiếp tục được vận chuyển về phía tây trên các tàu chở dầu dưới dạng LNG.

Một số công ty phương Tây đã từ chối rời khỏi thị trường Nga, tiếp tục bán hàng hóa của họ cho người Nga bất chấp các lệnh trừng phạt và các hạn chế khác do chính phủ của họ áp đặt.

Một số nhà quan sát người Nga đã gợi ý rằng đã đến lúc Nga ngừng hợp tác kinh tế với các quốc gia thúc đẩy cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine, để ủng hộ việc tăng cường quan hệ thương mại với khối BRICS và các quốc gia thân thiện khác ở Nam Bán cầu.

Trong một bài đăng khác, Sputnik cho rằng, bất kể Mỹ cấm nhập khẩu uranium của Nga thì Moscow cũng không chịu ảnh hưởng.

Lệnh cấm của Mỹ đối với uranium làm giàu thấp được sản xuất tại Nga hoặc bởi một thực thể Nga đã có hiệu lực vào ngày 11 tháng 8 như một phần của chiến dịch trừng phạt chống lại Moscow.

Tuy nhiên, lệnh cấm này cho phép một số miễn trừ do Bộ Năng lượng Mỹ ban hành cho đến năm 2028.

Ông Valeriy Menshikov, thành viên hội đồng công cộng của tập đoàn Rosatom cho biết, lệnh cấm này không phải là một mất mát lớn, vì đây là quốc gia dẫn đầu thế giới về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.

Các nhà máy làm giàu uranium của Nga chiếm tới 40% công suất làm giàu của thế giới.

Lượng nhập khẩu vào Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục là 1,2 tỷ USD vào năm 2023 (tăng 40% so với năm 2022).

Trong quý đầu tiên của năm 2024, Mỹ đã mua khoảng 91 tấn uranium làm giàu từ Nga, trị giá 210 triệu USD, theo dữ liệu của Comtrade.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.