Tờ Arsenal of the Fatherland của Nga cho biết, những loại vũ khí công nghệ cao được này đã được ông Putin nói đến cách đây 5 năm.
"Tôi nghĩ, trước hết, ông ấy đang nói về các hệ thống tạo nên bộ ba hạt nhân. Chúng bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat, tàu ngầm không người lái Poseidon và tên lửa hành trình tầm xa không giới hạn Burevestnik", Alexei Leonkov, nhà phân tích quân sự kỳ cựu của Nga nói.
Chuyên gia giải thích rằng các hệ thống có khả năng hạt nhân có thể được sử dụng trong trường hợp có hành động xâm lược công khai chống lại Nga.
Ông Leonkov lưu ý rằng Nga gần đây đã thử nghiệm trên thực địa các loại vũ khí siêu thanh và có độ chính xác cao, bao gồm các hệ thống tên lửa Kinzhal, Zircon và Iskander-M, chứng minh được độ chính xác và hiệu quả cao trong hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
"Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới sử dụng hệ thống siêu thanh trong các hoạt động chiến đấu", nhà phân tích quân sự nhấn mạnh.
Ông cho biết Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường an ninh vì Mỹ và NATO đã phá bỏ mọi thỏa thuận trước đây với Moscow về ổn định chiến lược và vũ khí hạt nhân.
Washington đã đánh cược vào cuộc xung đột Ukraine để gây ra một thất bại chiến lược cho Nga, chuyên gia này tiếp tục. Nhưng cuộc chiến ủy nhiệm đó đã trở thành một thất bại chiến lược cho chính Mỹ, ông nhấn mạnh.
"Không có mục tiêu nào mà người Mỹ đặt ra cho lực lượng ủy nhiệm Ukraine của họ - đánh bại Nga hoặc không cho phép Nga giành chiến thắng - đã đạt được hoặc sẽ đạt được. Và mọi người đều hiểu điều đó", Leonkov nói.
Khi còn giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Shoigu xác nhận rằng sứ mệnh của quân đội Nga trong năm 2024 sẽ bao gồm việc củng cố bộ ba hạt nhân của Nga.
Ông nói: "Một trong những nhiệm vụ quan trọng là duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ ba hạt nhân ở mức cao nhất với những vũ khí tiên tiến nhất, đảm bảo sự cân bằng chiến lược trên thế giới".
Nga đưa ra quyết tâm hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí chiến lược của mình vào đầu những năm 2000, ngay sau quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo.
Sau đó, các nhà khoa học tên lửa Nga đã thực hiện các kế hoạch từ thời Liên Xô về một loạt siêu vũ khí, bao gồm tên lửa siêu thanh, ngư lôi và tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng như vũ khí laser, trong khi nhà nước cũng đầu tư mạnh vào tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa phóng từ tàu ngầm truyền thống.
Những nỗ lực này, được thực hiện trong bối cảnh NATO mở rộng về phía biên giới Nga và các mối đe dọa đặt vũ khí tấn công chỉ cách các thành phố lớn của Nga vài phút bay, làm dịu những cái đầu ở Lầu Năm Góc trước ý tưởng bao phủ Nga bằng các cuộc tấn công tên lửa hành trình thông thường nhằm làm suy giảm tiềm năng hạt nhân và thông thường của Nga.
Học giả Leonkov cho biết thêm: "Chúng tôi đã nâng cấp lá chắn hạt nhân của mình lên gần 95% và chỉ còn một số thành phần nữa để đạt mức 100%.
Việc đạt mức 100% bao gồm việc tiếp tục triển khai ICBM RS-28 Sarmat mới trong nhiệm vụ chiến đấu, cũng như hoàn thành thay thế các tên lửa cũ bằng ICBM Yars".
Cả hai tên lửa mới đều có thể được trang bị nhiều đầu đạn hồi quyển độc lập, mồi nhử để áp đảo hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
Đặc biệt là phương tiện lướt siêu thanh Avangard, có thể tăng tốc lên tốc độ tới Mach 27 và không thể bị chặn bởi bất kỳ hệ thống phòng thủ hiện tại hoặc tương lai nào.
Nhìn chung, chuyên gia Leonkov tin rằng nếu so sánh khả năng của bộ ba hạt nhân của Nga với Mỹ thì những nỗ lực của Mỹ không khác gì một "mớ hỗn độn hoàn toàn".
"Chương trình thay thế Minutemen của Mỹ chưa thể thành hình. B-52 đã được kéo dài tuổi thọ thêm gần đến những năm 2050, khi máy bay ném bom này kỷ niệm 100 năm hoạt động. Chương trình B-21 đang bị đình trệ và bị cho là thua kém Tu-160M2 của Nga.
Và rõ ràng là trong điều kiện bị trừng phạt nhưng Nga vẫn tạo ra những hệ thống vũ khí hiện đại này, thành tựu của chúng tôi rất ấn tượng so với người Mỹ - những người đang cố gắng làm cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của họ hoạt động hiệu quả trong những điều kiện thuận lợi nhất mà họ có", nhà quan sát Nga tổng kết.