Ôn luyện môn Lịch Sử: Cần học "cuốn chiếu", nắm chắc từng phần

GD&TĐ - Lịch Sử là môn học khó, gần đây chất lượng qua các kỳ thi kết quả thấp, đối với những học sinh chọn môn Sử để xét tốt nghiệp hay Đại học sẽ rất vất vả với môn học này.

Nhiều học sinh cho rằng việc học môn Lịch Sử là khó khăn vì kiến thức quá rộng.
Nhiều học sinh cho rằng việc học môn Lịch Sử là khó khăn vì kiến thức quá rộng.

Việc ôn luyện phải nắm được cái “cốt”, học cuốn chiếu, học phần nào chắc phần đó và phải luyện đề ngay phần ấy - Cô N.L (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) chia sẻ đến với các em học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề dạy học bộ môn này cũng như việc ôn luyện thi học sinh giỏi các cấp cô L. đã đưa ra những kinh nghiệm để học sinh nắm chắc kiến thức và làm bài thi tốt.

Thứ nhất, muốn học và nhớ lâu môn Lịch sử, trước hết học sinh phải xây dựng được sơ đồ tư duy. Nghĩa là học sinh phải nắm rõ được các phần lịch sử thế giới, lịch sử trong nước, từng chuyên mục, nội dung chính… Hệ thống được kiến thức cơ bản.

Ôn luyện môn Lịch Sử: Cần học "cuốn chiếu", nắm chắc từng phần ảnh 1
Click vào ảnh để xem nội dung

Cô L. phân tích, cách học này sẽ giúp học sinh phát triển được năng lực riêng của mình không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi); khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc) sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

Với bộ môn Lịch Sử, đây sẽ là cách ôn tập hiệu quả bởi số lượng bài khá nhiều, lượng kiến thức khó nhớ. Học qua sơ đồ sẽ khiến bạn nhớ lâu và tư duy khoa học hơn.

Thứ hai, học sinh phải sắp xếp được các trình tự các sự kiện lịch sự. Kiến thức lịch sử là rộng, việc khi các em học và đi thi bị nhiễu thông tin là điều không tránh khỏi. Vì vậy, việc sắp xếp trình tự các thời gian của sự kiện là điều cần thiết, để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ khi làm bài thi.

Cô L. chỉ rõ: Khi làm quen được với các tình tự này, học sinh sẽ không còn mất bình tĩnh vì gặp đáp án nào cũng thấy quen mắt, nắm được vị trí trước sau của các sự kiện quan trọng còn giúp bạn học bài nhanh thuộc và nhớ lâu hơn.

Việc ôn luyện bộ môn này cần sự tập trung và chuyên cần ở học sinh.
Việc ôn luyện bộ môn này cần sự tập trung và chuyên cần ở học sinh.

Thứ ba, học sinh cần phân biệt được các khía cạnh của sự kiện lịch sử. Ví dụ, qua các trận đánh, học sinh phải phân biệt được đâu là mục tiêu, đâu là chiến lược hay ý nghĩa của trận đánh đó. Việc học này nghe thì đơn giản nhưng khi bước vào thời gian làm bài thi học sinh dễ dẫn đến lúng túng vì những ý này sẽ trùng lập, khiến bạn lẫn lộn.

“Cho nên, trong thời gian ôn tập nước rút này, học sinh cần phân biệt rõ các khía cạnh của sự việc, nắm chắc những ý chính của khía cạnh đó. Khi đã làm tốt công tác chuẩn bị này, thì đề thi dù "ác" đến đâu bạn cũng sẽ xử lí một cách dễ dàng” – cô L. chia sẻ.

Thứ tư, khi ôn luyện học sinh cần tập trung, chọn không gian yên tĩnh. Để tập trung vào bài học, tôi luôn khuyên học sinh mình cần chọn không gian gọn gàng và yên ắng để tỉnh táo và tập trung học bài. Bởi khi học, các tác động bên ngoài sẽ ảnh hưởng xấu khiến học sinh sẽ không thể nào tập trung tâm trí vào một việc, nên việc ngăn chặn những tiếng ồn sẽ đánh lạc hướng học sinh và giúp bạn tập trung hơn. Ngoài ra không gian yên tĩnh là môi trường lí tưởng cho những học sinh khó tập trung nhưng lại chọn môn Sử.

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Cô L. cũng nói thêm: Với tính chất rắc rối của bộ môn này, nếu không trong tư thế tập trung cao độ, học sinh sẽ dễ lẫn lộn các sự kiện, trình tự thời gian với nhau... và điều này thật sự rất tệ khi các bạn muốn đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

“Một không gian yên tĩnh giúp tăng nguồn lực tinh thần và sử dụng triệt để bộ não của mình. Không chỉ riêng môn Lịch Sử, khi muôn tập trung làm việc, hãy chọn cho mình một nơi thật yên ắng. Bạn sẽ phải bất ngờ với năng suất mình đạt được” – cô L. nhấn mạnh.

Thứ năm, học sinh cần luyện đề thường xuyên. Điều này sẽ giúp học sinh mang lại hiệu quả học tập cao. Không nên luyện quá nhiều đề thi trong 1 ngày, luyện thi tối đa 2 đề/ ngày. Trong thời gian luyện đề nên bấm giờ và làm bài nghiêm túc để đánh giá lượng kiến thức của bản thân và quen với tâm lý phòng thi.

“Tránh học không đúng trọng tâm, luyện thi lan man các dạng đề cao cấp, trên mạng… Lên kế hoạch một ngày dành khoảng thời gian nào cho việc luyện thi online, mỗi môn học sẽ có thời lượng bao nhiêu phút? Phương án giải quyết khi không hoàn thành tiến độ luyện thi của ngày hôm trước.

Sau 1 tuần, 1 tháng phải có bản tổng kết ngắn gọn những kết quả mà bạn đã đạt được để điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu ở thời gian tiếp theo” – cô L. chia sẻ tới đông đảo học sinh.

Học sinh cần hệ thống quá được kiến thức, học phần nào chắc phần đó.
Học sinh cần hệ thống quá được kiến thức, học phần nào chắc phần đó.

Thứ sáu, học sinh cần hệ thống quá lại toàn bộ kiến thức ở sách giáo khoa, sau khi kết thúc chương trình học ở trường. Để làm bài thi đạt điểm cao, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản nhằm giải quyết tốt những yêu cầu của đề. Hàm lượng kiến thức môn Lịch sử rất rộng và dễ gây nhầm lẫn bởi các mốc sự kiện, tên nhân vật… Vì vậy, để ghi nhớ chính xác các kiến thức môn Lịch sử thí sinh phải có cách ôn luyện khoa học.

Đó là, học sinh phải nắm chắc kiến thức căn bản trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Vì lịch sử phải chính xác, các em nên ôn luyện theo dòng thời gian, từ đó phát triển các nội dung có liên quan. Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần làm chính là hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa theo khoanh vùng ôn tập của Bộ GD&ĐT.

“Sự kiện lịch sử thông thường bao gồm: Thời gian, hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, bài học rút ra và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó... Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, hãy học các bài Tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vấn đề. Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều hiện hữu trong các bài Tổng kết và đa phần học sinh không để ý” – cô L. chỉ rõ để nhớ được và nắm rõ khi ôn luyện bộ môn này.

Cũng theo cô L. kinh nghiệm trong học bộ môn này rất nhiều, quan trọng là ở từng mỗi em học sinh, đưa ra cho cách học nào phù hợp nhất. Tuy nhiên, trên đây là những cách học cơ bản để học sinh nắm và nhớ lâu kiến thức.

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Cuối cùng cô L. đưa ra kết luận rằng: Học gì thì học nhưng môn Lịch Sử là phải học thuộc nhưng không học vẹt, học tủ mà học để nhớ và hiểu thì khi làm bài sẽ vững tin hơn và ăn điểm. “Một trong những sai lầm đáng sợ của học sinh hiện nay chính là “học tủ – học vẹt ” khiến nhầm lẫn giữa nội dung các sự kiện với nhau. Thường các đáp án trong bài thi có phần tương tự, thí sinh không nắm vững kiến thức rất dễ chọn đáp án sai” – cô L. lý giải.

Ví dụ: Sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ và sự kiện 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, hoặc nội dung giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Paris. Chính vì vậy, thí sinh học tới đâu nên nhớ kiến thức đến đó và nắm chắc kiến thức để không bị nhầm lẫn mất điểm oan.

Để dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ những cột mốc ngày tháng, giai đoạn, nội dung các văn kiện,.. bạn có thể phân chia chúng theo một trình tự chặt chẽ, luôn đặt câu hỏi vì sao trong thời gian này lại có văn kiện như vậy?

Đồ họa: An Nhiên
Đồ họa: An Nhiên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Nga có nhiều cách để trả đũa phương Tây nếu bị tịch thu tài sản.

Đòn đáp trả Mỹ tịch thu tài sản?

GD&TĐ - Biện pháp đáp trả của Nga có thể không so sánh bằng với việc tịch thu tài sản mà phương Tây áp đặt nhưng vẫn có thể gây ra nỗi đau.