Ổn định tư tưởng và tạo sự đồng thuận với phương án thi mới

GD&TĐ - Lãnh đạo nhiều trường ĐH đồng tình với phương án thi theo môn; khi đã có sự chuẩn bị tốt điều kiện nhằm khắc phục các khó khăn, hạn chế của hình thức thi mới thì mới bắt đầu tổ chức theo bài nhằm ổn định tư tưởng của phụ huynh, học sinh và sự đồng thuận trong xã hội.

Ổn định tư tưởng và tạo sự đồng thuận với phương án thi mới

PGS.TS Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp: Giao cho các trường ĐH thành lập Hội đồng thi, chấm thi

 PGS. TS Nguyễn Văn Đệ

Theo tôi, năm 2015 nên tổ chức thi theo môn - phương án 1, giảm bớt khó khăn cho thí sinh cũng như việc tổ chức thi. 


Sau một năm (hoặc sau một lộ trình cụ thể), khi đã có sự chuẩn bị tốt các điều kiện nhằm khắc phục các khó khăn, hạn chế của hình thức thi mới thì tổ chức theo bài - phương án 2.

Với hình thức thi mới, đề thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức ra đề và các trường đại học tổ chức thi, tôi tin rằng các trường đại học nói chung và Trường ĐH Đồng Tháp nói riêng sẽ yên tâm sử dụng kết quả để xét đầu vào.

Bên cạnh đó, nếu áp dụng một kỳ thi quốc gia ngay trong năm 2015, tôi nghĩ rằng Bộ GD&ĐT nên có các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề sau: 

1 - Quyền lợi của những thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT các năm trước, hoặc thí sinh chưa đỗ kỳ thi THPT năm 2014 vừa qua ; 2 - Có lộ trình cụ thể và hướng dẫn thật chi tiết; 3 - Ổn định tư tưởng của học sinh và phụ huynh, tạo niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội.

Về phương án coi thi, chấm thi, tôi thống nhất với phương án của Bộ GD&ĐT về việc thành lập các cụm thi tại mỗi tỉnh. Còn việc thành lập các hội đồng thi, chấm thi, Bộ GD&ĐT nên giao cho các trường đại học (có sự phối hợp với các Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan), mỗi trường phụ trách một số cụm thi vì các lý do sau:

Thứ nhất, các trường đại học có điều kiện và đã quen với tổ chức các kỳ thi tuyển sinh với nhiều cụm thi, do đó có lợi về mặt quản lý và tổ chức;

Thứ hai, các kỳ thi tuyển sinh đại học trong những năm vừa qua được đánh giá là đúng Quy chế và nghiêm túc, do đó có tin cậy cao và có lợi về măt dư luận xã hội.

Về phương án đề thi, tôi cũng thống nhất ra đề thi do Bộ GD&ĐT hay do Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia (trong tương lai) đảm nhiệm việc tổ chức. Đề thi chuyển dần từ đánh giá kiến thức sang đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh, từ các môn thi sang các bài thi liên môn và có độ phân hóa cao.

PGS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường đại học Vinh:  Kỳ thi Quốc gia này phải là một phiên bản mới của kỳ thi 3 chung.

Ổn định tư tưởng và tạo sự đồng thuận với phương án thi mới ảnh 2PGS.TS Đinh Xuân Khoa 
Trước hết tôi ủng hộ việc tổ chức kỳ thi Quốc gia với 2 mục đích: Xét tốt nghiệp và căn cứ để các trường đại học tuyển sinh.

Trong 3 phương án mà Bộ GD&ĐT lấy ý kiến, tôi ủng hộ phương án 1 và nhận thấy phương án này là hợp lý nhất. Đây là phương án ít gây xáo trộn, không gây áp lực tâm lý cho cả thầy và trò.

Đặc biệt, thi theo phương án này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đề và đánh giá được học lực của các em, phân hóa tốt hơn trình độ của học sinh từ đó giúp các trường đại học, cao đẳng lựa chọn được thí sinh phù hợp với ngành đào tạo của nhà trường.

Còn đối với các phương án còn lại, để áp dụng vào thực tiễn cần có lộ trình bởi thực tế hiện nay các trường vẫn đang tổ chức dạy học theo môn, hơn nữa lâu nay học sinh cũng quen với học và thi theo môn.

Nếu áp dụng thi theo phương án 2, phương án 3 ngay có thể sẽ gây sốc với học sinh. Ở hai phương án này, chúng ta sẽ thực hiện khi có chương trình dạy học tích hợp và theo định hướng tiếp cận năng lực.

Đề thi do Bộ GD&ĐT tổ chức làm để đảm bảo mặt bằng chung quốc gia (Vì ngoài xét tốt nghiệp còn là căn cứ để các trường đại học tuyển sinh).

Thi là khâu khó nhất vì phải huy động lực lượng lớn, tuy nhiên phương án thi theo cụm (Cụm trưởng do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định), chấm thi theo cụm và không cần đổi bài (Cần có quy chế giám sát chặt chẽ là được).

Tóm lại Kỳ thi Quốc gia này phải là một phiên bản mới của kỳ thi 3 chung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ