Olympic Tokyo 2020: Anh bất ngờ “chiếm chỗ” của Australia và Nga (trung lập)

GD&TĐ - Anh bất ngờ "chiếm chỗ" của Australia và Nga (trung lập) trên bảng tổng sắp huy chương sau ngày thi đấu chính thức thứ 12 tại Thế vận hội Tokyo 2020.

Top 15 bảng tổng sắp huy chương Thế vận hội Tokyo 2020 sau ngày thi đấu 4/8.
Top 15 bảng tổng sắp huy chương Thế vận hội Tokyo 2020 sau ngày thi đấu 4/8.

Khép lại ngày thi đấu hôm nay (4/8), Trung Quốc dù không giành thêm được tấm Huy chương Vàng nào nhưng vẫn “thống trị” trên bảng tổng sắp với 32 vàng, 22 bạc, 16 đồng (tổng 70 Huy chương các loại).

Vị trí thứ 2 vẫn thuộc về đoàn thể thao Mỹ với 25 vàng, 31 bạc, 23 đồng (tổng 79). Như vậy, so với ngày thi đấu hôm qua, đoàn thể thao xứ cờ hoa chỉ thêm được 1 Huy chương Vàng.

Chủ nhà Nhật Bản cũng giành được thêm 2 Huy chương Vàng trong ngày thi đấu 4/8, nâng số Huy chương Vàng của họ lên 21 và giữ vững vị trí thứ 3.

Thay đổi lớn nhất có lẽ phải kể đến đoàn thể thao Anh khi bất ngờ “qua mặt” Australia và Nga (trung lập) để leo lên vị trí thứ 4 trên bảng tổng sắp với 15 vàng, 18 bạc và 15 đồng (tổng 48). Tuy nhiên, khoảng cách giữa 3 quốc gia này không lớn nên chỉ cần thêm 1 Huy chương Vàng, thứ hạng của họ lập tức thay đổi.

Top 10 trên bảng tổng sắp sau ngày thi đấu chính thức thứ 12 hiện còn có Đức, Pháp, Ý, Hà Lan.

Thế vận hội Tokyo 2020 diễn ra từ ngày 23/7 đến ngày 8/8 với hơn 11.300 vận động viên tham dự 33 môn, tranh 339 bộ huy chương. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thiếu tướng Phan Thanh Giảng - nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân, nguyên chiến sĩ Sư đoàn 341 Quân đoàn 4.

Cháy rực khát vọng thống nhất

GD&TĐ - Ký ức hào hùng về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn in đậm trong tâm trí những người chiến sĩ giải phóng quân năm xưa.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Ảnh: Tư liệu

Người Anh cả huyền thoại

GD&TĐ - Trong bức thư gửi lực lượng vũ trang cả nước nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân giải phóng Việt Nam (nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam) - 22/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh là Anh cả. Cách gọi thân ái đấy đúng với tinh thần lịch sử của quân đội ta”.

Bức ảnh lịch sử do nhà báo Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975. Ảnh: TTXVN.

Bức ảnh để đời của Nhà báo Trần Mai Hưởng

GD&TĐ - Hơn 10 năm làm phóng viên chiến trường, nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã chụp bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975”. 

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.