“Oằn vai” vì thiên tai, ngành Giáo dục nêu kiến nghị, đề xuất

“Oằn vai” vì thiên tai, ngành Giáo dục nêu kiến nghị, đề xuất

Chủ trì Hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng – Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai.

Cùng dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ - Ủy viên Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai và lãnh đạo các bộ, ngành. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các địa phương trên cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng triển lãm bên lề Hội nghị
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng triển lãm bên lề Hội nghị

Thiên tai năm 2018 nhiều yếu tố cực đoan, dị thường

Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai, tại Việt Nam, thiên tai năm 2018 không diễn ra dồn dập và khốc liệt như năm 2017 nhưng vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn cùng những yếu tố cực đoan, dị thường diễn ra trên cả nước. Thiên tai năm 2018 đã khiến 224 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 20.000 tỷ đồng.

Bên cạnh những thiệt hại về vật chất, thiên tai cũng làm đình trệ sản xuất, cản trở giao thương, làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ thiết yếu tại nhiều khu vực, nhất là khu vực Bắc Trung bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2018, ngành GD&ĐT đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, mưa, lũ, bão như khu vực miền núi phía Bắc (tỉnh Sơn La); Bắc Trung bộ (tỉnh Thanh Hóa); Nam Trung bộ (tỉnh Khánh Hòa) và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – đặc biệt là các tỉnh vùng Tứ giác Long Xuyên. Các đợt mưa, bão, lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề về người, cơ sở vật chất và thiết bị trường học.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng triển lãm bên lề Hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng triển lãm bên lề Hội nghị 

Công tác phòng, chống thiên tai triển khai đồng bộ

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai (PCTT) trong các trận thiên tai lớn, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tại Nghị quyết 76 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai của các Bộ, ngành và địa phương, người dân nên công tác phòng, chống thiên tai đã được triển khai đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Một trong những công tác chỉ đạo được Bộ GD&ĐT triển khai là khi lũ đến, cùng với chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, Bộ đã theo dõi sát sao và ngay lập tức có công điện khẩn gửi ngành GD các địa phương, các cơ sở đào tạo nằm trong vùng ảnh hưởng để chỉ đạo việc PCTT, chủ dộng theo dõi diễn biến thời tiết, tuyên truyền tới tất cả cán bộ, GV, HS, SV, phụ huynh, rà soát điều kiện trường lớp, di dời thiết bị dạy học lên tầng cao, chuẩn bị tốt nhất phương châm “4 tại chỗ” nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bộ GD&ĐT đã xây dựng Hệ thống thông tin quản lý rủi ro thiên tai ngành GD; đôn đốc 63 Sở GD&ĐT trong cả nước cập nhật cơ sở dữ liệu trong việc đánh giá tình hình trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai đối với tất cả các địa phương…

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm bếp ăn bán trú Trường PTDT Bán trú THCS Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La sau mưa lũ (tháng 9/2018)
 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm bếp ăn bán trú Trường PTDT Bán trú THCS Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La sau mưa lũ (tháng 9/2018)

Đề xuất, kiến nghị từ Bộ GD&ĐT

Gửi báo cáo tới Hội nghị, Bộ GD&ĐT cho biết việc đưa kiến thức, kỹ năng; tuyên truyền nâng cao nhận thức về PCTT vào trong các cơ sở GD và các hoạt động NCKH về trường học thích ứng với các loại hình thiên tai là rất quan trọng, tuy nhiên, nguồn kinh phí còn eo hẹp, gây khó khăn trong việc triển khai đối với Bộ GD&ĐT. Ngành GD đề nghị Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT xem xét và tăng kinh phí triển khai nhiệm vụ năm 2019 và các năm tiếp theo.

Cùng đó, cán bộ thực hiện nhiệm vụ về PCTT đều là kiêm nhiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn về PCTT, Bộ GD&ĐT đề nghị tổ chức nhiều cuộc tập huấn liên quan đến nghiệp vụ PCTT.

Đối với những vùng thường xuyên bị ngập nước do lũ lụt, đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ kinh phí để đầu tư mua sắm bàn ghế HS bằng vật liệu không bị phá hỏng do ngập nước (vật liệu thép, composite) để tránh việc phải kê kích hoặc cất giữ trên các tầng cao gây mất an toàn  cho GV và HS.

Nổi bật trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai năm 2018 là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của người đứng đầu ngành GD. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã trực tiếp đến kiểm tra tình hình lũ quét và chỉ đạo công tác khắc phục tại Trường PTDT Bán trú THCS Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, động viên thầy trò và tặng quà cho nhà trường và HS; tổ chức đoàn đi thăm hỏi, động viên gia đình thầy giáo và HS bị thiệt mạng tại Khánh Hòa…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.