Nước Anh và EU: Hồi kết một cuộc tình?

GD&TĐ - Đảng Bảo thủ Anh sẽ cố gắng bãi bỏ Luật Nhân quyền, trong đó yêu cầu các tòa án Anh coi Tòa án Nhân quyền châu Âu như mẫu mực luật pháp (thay vì Luật của Anh). 

Nước Anh và EU: Hồi kết một cuộc tình?

Những vấn đề xung quanh Tòa án Nhân quyền châu Âu và Quỹ phúc lợi nước Anh

Tòa án Nhân quyền châu Âu không phải là một cơ quan của Liên minh châu Âu mà được thành lập bởi Hội đồng châu Âu (CoE). Hội đồng này có 47 thành viên, trong đó có Nga và Ukraine. Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng nếu cần thiết, ông sẽ ủng hộ một điều luật mới xác nhận lại rằng Nghị viện Anh có quyền vượt trên EU.

Quyền tự do di chuyển khắp châu Âu – quyền được coi như “bảo bối” trong các hiệp ước châu Âu, được áp dụng song song với các quyền tự do căn bản khác trong một thị trường đơn chiếc: Tự do về tài sản, vốn và dịch vụ. Đây là một “lằn ranh đỏ” đối với các nhà lãnh đạo châu Âu. Chắc chắn họ không hề mong muốn thấy nó bị xóa nhòa. Quyết định của ông Cameron trong việc đưa ra mốc 4 năm đối với những người dân nhập cư đang chờ đợi phúc lợi từ phía chính phủ Anh cũng phần nào xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên, một số nước châu Âu, trong đó có Hungary và Ba Lan – cho rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ điều gì liên quan đến sự phân biệt đối xử đối với quốc tịch của người dân nước mình. Tình trạng này dẫn tới một số báo cáo cho rằng ý tưởng của chiến dịch “phanh gấp” nhằm hạn chế số lượng người nhập cư sẽ có thể bị đẩy lùi so với kế hoạch đã định.

Về các yêu cầu phúc lợi, trong một bài phát biểu tháng 11/2014, Thủ tướng Anh David Cameron đã đưa ra các biện pháp để giảm số lượng người dân di cư từ các nước châu Âu tới Anh. Những đề xuất chủ yếu của ông bao gồm:

- Những người dân EU nhập cư vào Anh sẽ phải chờ đợi 4 năm kể từ khi họ thỉnh cầu các chế độ cho người đang làm việc để có thể nhận được các quyền lợi như tín thuế lợi tức do lao động hay tìm kiếm nhà ở xã hội.

- Không chấp nhận thỉnh cầu của người dân nhập cư về các khoản chi cho con cái cho những người phụ thuộc sống bên ngoài nước Anh.

- Di chuyển người nhập cư từ Anh sau 6 tháng nếu họ không tìm được việc làm.

- Nghiêm cấm người nhập cư đưa các thành viên gia đình không phải là người EU tới Anh.

- Không chấp nhận những người EU tìm việc sử dụng Chứng chỉ toàn cầu.

- Đẩy nhanh quá trình trục xuất tội phạm.

- Kéo dài các lệnh cấm tái nhập đối với những người ăn xin hoặc những kẻ gian lận.

- Ngừng tiếp nhận các công dân từ những nước châu Âu tới làm việc ở châu Âu cho đến khi nền kinh tế của các nước này “quy đồng gần gũi hơn”.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ