Nữ thủ khoa ĐH Luật Hà Nội: Mơ ước trở thành Luật sư giỏi

GD&TĐ - Mong muốn thay đổi bản tính nhút nhát, Phùng Thu Phương đã lựa chon trường ĐH Luật Hà Nội là nơi học tập để giúp bản thân sẽ cứng rắn, bản lĩnh và năng động hơn sau 4 năm rèn luyện.

Phùng Thu Phương nhận học bổng trong lễ khai giảng năm học mới của trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh: Chí Tín
Phùng Thu Phương nhận học bổng trong lễ khai giảng năm học mới của trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh: Chí Tín

Với 28,5 điểm khối C, Phùng Thu Phương đã trở thành thủ khoa đầu vào của trường ĐH Luật Hà Nội năm 2018. Chia sẻ với Báo GD&TĐ, nữ thủ khoa cho biết: “Xuất thân từ gia đình không có ai theo ngành Luật, nhưng vì bản tính nhút nhát nên em mơ ước trở thành luật sư giỏi, để giúp mình cứng rắn, bản lĩnh và năng động hơn khi tiếp xúc với mọi người”.

Để thực hiện ước mơ đó, Thu Phương đã cố gắng để thi đậu vào lớp 10 chuyên Văn của trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc – tỉnh Vĩnh Phúc giúp em có môi trường học tập tốt. Khi đặt chân vào ngôi trường này, nữ thủ khoa đã đặt ra mục tiêu phải thi đậu vào ngành Luật của trường ĐH Luật Hà Nội.

Nữ thủ khoa 10x chia sẻ: “Vì xác định được bước đi từ đầu, nên những năm học THPT em luôn học một cách nghiêm túc. Ngoài những buổi học trên lớp, về nhà em tự học và tự nghiên cứu tài liệu”.

Theo Phương, nhờ được học tại ngôi trường THPT tốt nhất của tỉnh nên đã giúp em phát huy thế mạnh của mình trong các môn xã hội. Quá trình học cấp 3, em học môn Văn khá thuận lợi nhờ tính tự học, cùng sự hỗ trợ của thầy cô, vì thế em càng có đà học hơn”.

Nữ thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm học các môn Khối C. Ảnh: Chí Tín
Nữ thủ khoa chia sẻ kinh nghiệm học các môn Khối C. Ảnh: Chí Tín

Chia sẻ về phương pháp học môn Lịch sử, Địa lý, Thu Phương cho hay: “Ngoài nắm kiến thức cốt lõi, để nhớ các sự kiện em sẽ kẻ bảng, một cột là mốc thời gian, một cột em phân tích sự kiện ở các mốc thời gian đó. Cố gắng tìm ra những đặc điểm mới của sự kiện, sau đó viết vào phần nào không hiểu em sẽ nhờ thầy cô hoặc bạn bè giảng giải giúp”.

“Cái quan trọng nhất khi học là phải hiểu bản chất vấn đề thì mình sẽ nhớ lâu. Bởi, thi trắc nghiệm để bao quát hết cả chương trình, nên bản thân người học phải học hiểu chứ không thể học vẹt, học tủ, có như vậy mới không bị động khi đi thi” – Thu Phương nhấn mạnh.

Cũng theo Phương, quá trình học chuyên văn là tiền đề giúp em học Luật chắc hơn. Bởi nó giúp em có một vốn ngôn từ phong phú, văn phong để trinh bày một vấn đề được gãy gọn và dễ hiểu.

Nói về thành tích đạt được, nữ thủ khoa khiêm tốn nói: “Thực sự em rất vui. Bởi khi em mong muốn được học ngành Luật, thì sẽ cố gắng hết sức để đậu vào trường, nhưng không nghĩ là mình sẽ trở thành thủ khoa. Khoảng thời gian 4 năm trên ghế giảng đường đại học sẽ là thử thách cũng như trải nghiệm đối với em, đây cũng là khoảng thời gian giúp em học nghề. Điều đó sẽ rất khác với thời gian học phổ thông nên cần có sự nỗ lực cao hơn nữa”.

Chia sẻ về vấn đề gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Thu Phương nói: “Việc phụ huynh cho con mình vào một trường tốt bằng cách chạy tiền thì sẽ hại con mình. Bởi nếu một ngôi trường tốt mà người học không có kiến thức thì không tồn tại được, và chính phụ huynh đang tự hại con mình. Em cũng muốn nhắn với các em khóa sau hãy nỗ lực, phấn đấu hết sức. Nếu các bạn học nghiêm túc, cố gắng và nỗ lực hết sức mình thì các bạn sẽ có kết quả như mình mong muốn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.