Nỗi lòng nhà giáo khi Hà Nội yêu cầu sẽ thi thăng hạng giáo viên

GD&TĐ - Mới đây, Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành công văn hướng dẫn thi thăng hạng giáo viên. Điều này đã khiến các nhà giáo suy nghĩ và tâm tư.

Cô giáo Phạm Thị Hường - Giáo viên Trường THCS Phú Diễn (Hà Nội).
Cô giáo Phạm Thị Hường - Giáo viên Trường THCS Phú Diễn (Hà Nội).

Tâm tư của giáo viên

Ngày 30/11/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 34/2021 quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kì xét thăng hạng CDNN giáo viên Mầm non, phổ thông công lập.

Thông tư này có một số điểm mới về thăng hạng giáo viên từ 15/1/2022 là gộp chung quy định về điều kiện thi và xét thăng hạng giáo viên từ bậc Mầm non, THCS và THPT công lập.

Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: "Được thực hiện thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học”. Đây thực sự là tin vui đối với toàn thể giáo viên.

Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã có nhiều đề xuất liên quan đến đảm bảo quyền lợi cho các giáo viên. Sau đề xuất bỏ thi thăng hạng viên chức nhận được sự quan tâm, đồng tình cao của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, thời gian tới sẽ bỏ thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức để trả lương theo vị trí việc làm. Những việc làm đó được đông đảo cán bộ quản lý, giáo viên đồng tình và rất mong mỏi.

Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, đa số các thầy cô chưa kịp mừng thì nhận được Công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội số 2368/SGDĐT – TCCB ra ngày 6/7/2023 về việc hướng dẫn thu, xét hồ sơ đăng kí dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) đối với giáo viên Mầm non, phổ thông công lập.

Bộ Nội vụ và Chính phủ đề xuất bỏ thi thăng hạng CDNN giáo viên thì Sở GD&ĐT Hà Nội lại ra Công văn “hướng dẫn thu, xét hồ sơ đăng kí dự thi thăng hạng đối với giáo viên Mầm non, phổ thông công lập”. Còn Công văn của Sở Nội vụ Hà Nội tít đầu “hướng dẫn tổ chức thăng hạng CDNN giáo viên Mầm non, phổ thông công lập” nhưng mục 2 lại nói rõ hồ sơ đăng kí dự thi thăng hạng gồm những gì.

Cả hai Công văn đều rất chung chung, không chỉ rõ đối tượng viên chức nào thì được xét, đối tượng viên chức nào thì phải thi khiến cho các trường THPT cũng lúng túng trong việc thực hiện. Điều này đã gây xôn xao dư luận, tạo ra nỗi lo lắng và thất vọng đối với giáo viên THPT, nhất là đối với những người đã cống hiến từ 30 năm trở lên đang hưởng ngạch lương viên chức giáo viên THPT hạng III (Mã V.07.05.15).

Với độ tuổi ngoài 50, nếu thi thăng hạng thì quả là một “cửa ải” khó có thể vượt qua bởi sự hạn chế về Ngoại ngữ và Tin học so với lớp giáo viên trẻ. Như vậy sẽ tạo ra sự bất công, nhất là những thầy cô có nhiều năm công tác, đóng góp nhiều thành tích cho sự nghiệp giáo dục. Hơn nữa, đã có nhiều địa phương tổ chức xét thăng hạng cho giáo viên chứ không thi như: Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang...

Ảnh minh họa: INT.

Ảnh minh họa: INT.

Mong chỉ xét thăng hạng giáo viên

Ngoài ra, cùng trên địa bàn Hà Nội, giáo viên bậc THCS cụ thể là ở quận Bắc Từ Liêm có quyết định của Sở Nội vụ từ tháng 11/2022 về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hạng II và xếp lương đối với viên chức. Như vậy giáo viên THCS, Tiểu học, Mầm non được xét nâng hạng chứ không phải thi.

Nếu làm phép so sánh thì “đầu vào” của giáo viên THPT (Đại học Sư phạm Hà Nội) là khó hơn rất nhiều, kiến thức và yêu cầu giảng dạy cũng cao hơn nhưng lương chỉ tương đương hoặc có phần thấp hơn so với lương của giáo viên THCS ra trường cùng thời điểm.

Mặc dù các cấp học cùng một sự quản lý và điều hành của Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT cùng UBND Thành phố Hà Nội nhưng lại thiếu công bằng, đợt thì được xét, đợt lại phải thi.

Được biết hiện nay, Sở GD&ĐT Hà Nội đang có kế hoạch chỉ đạo cho thi theo tinh thần Công văn số 2368/SGDĐT – TCCB ra ngày 6/7/2023 chứ không xét thăng hạng CDNN. Vậy là giáo viên, nhất là những người có số năm công tác từ 30 năm trở lên vẫn canh cánh nỗi lo và có phần bức xúc vì sự thiếu công bằng và bất công về chế độ chính sách trong cùng một Bộ, cùng một Ngành.

Vì vậy, tiếng nói chung của các trường THPT công lập Hà Nội kiến nghị Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ quyết định cho xét thăng hạng CDNN giáo viên từ hạng III lên hạng II theo quy định tại Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT chứ không phải thi để đảm bảo sự công bằng về chế độ chính sách và giảm bớt sự căng thẳng áp lực.

Trước thềm năm học mới 2023-2024 đang đến gần, mong lãnh đạo Thành phố Hà Nội sẽ tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần để giáo viên yên tâm, phấn khởi tập trung vào việc giảng dạy Chương trình GDPT 2018 đáp ứng được yêu cầu. Đó cũng là sự mong muốn của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.