NI: Mỹ cần một chính sách đối ngoại vượt trội như của ông Trump

GD&TĐ -Các cố vấn cho rằng, ông Trump không làm suy yếu các đồng minh mà làm mạnh mẽ hơn các liên minh của Mỹ.

Ông Trump sẽ thúc đẩy liên minh mạnh mẽ hơn những gì bà Haris sẽ làm?
Ông Trump sẽ thúc đẩy liên minh mạnh mẽ hơn những gì bà Haris sẽ làm?

Tạp chí quân sự National Interest đã đăng tải đánh giá của Trung tướng nghỉ hưu Keith Kellogg và ông Dan Negrea đều là các cố vấn An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ, đưa ra bình luận chi tiết về chính sách đối ngoại của ông Donald Trump có thể giúp cựu Tổng thống chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.

Theo đó, các cố vấn này cho rằng, những người chỉ trích ông Donald Trump cáo buộc ông xúc phạm các đồng minh của Mỹ và làm suy yếu các liên minh. Những người chỉ trích dự đoán rằng dưới chính quyền của ông Trump lần thứ hai, nước Mỹ sẽ chìm đắm trong chủ nghĩa cô lập gây phương hại đến lợi ích của Mỹ và hòa bình thế giới.

Nhưng các cố vấn tin rằng, điều ngược lại mới đúng đắn. Ông Trump thực sự đã thúc đẩy mạnh mẽ các đồng minh NATO ở châu Âu thực hiện cam kết chi 2% GDP cho quốc phòng của chính họ. Ông cũng yêu cầu Nhật Bản và Hàn Quốc đóng góp nhiều hơn vào chi phí duy trì quân đội Mỹ ở châu Á.

Cách tiếp cận này là không theo truyền thống, nhưng nhiều quốc gia thực sự đã trả nhiều tiền hơn cho quốc phòng của họ. Và các liên minh và an ninh chung đã được cải thiện.

Trong khi đó, các chính sách của chính quyền ông Joe Biden - Kamala Haris đã không làm được điều đó, đặc biệt là môi trường an ninh toàn cầu nguy hiểm hơn nhiều so với nhiều thập kỷ trước.

Việc thiếu sự rõ ràng về mặt chiến lược đã cho thấy chính quyền của ông Biden - Haris không nhận ra rằng các mối đe dọa là thách thức an ninh quốc gia trung tâm của Mỹ. Thay vào đó, họ chỉ đưa ra tầm nhìn không mấy hấp dẫn về việc quản lý cạnh tranh "một cách có trách nhiệm".

Các cố vấn cho rằng, chính quyền Trump thứ hai sẽ khiến người dân Mỹ an toàn hơn bằng cách quay lại chính sách đối ngoại hòa bình thông qua sức mạnh , yêu cầu các đồng minh tham gia nhiều hơn vào việc bảo vệ lợi ích chung.

Chính quyền Biden - Haris đã đưa nước Mỹ đối mặt với tình hình gì?

Theo các cố vấn, Mỹ đang đối mặt với thách thức từ các quốc gia đoàn kết. Đây đều là các cường quốc hạt nhân (hoặc gần hạt nhân) đang nhanh chóng và đáng kể gia tăng năng lực quân sự của họ.

Chính quyền Biden-Harris đã đặt ra cho mình một mục tiêu chính sách đối ngoại toàn cầu: thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới. Họ gọi việc đổi mới nền dân chủ toàn cầu là “thách thức quyết định của thời đại chúng ta” và đã tổ chức ba Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ với hơn 100 quốc gia. Nhưng các hội nghị này có tiêu chí không rõ ràng và đã tự mình loại trừ các đồng minh quan trọng về mặt chiến lược như Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary.

NATO châu Âu chắc chắn đã trở nên mạnh mẽ hơn sau khi Thụy Điển và Phần Lan quyết định gia nhập. Nhưng điều này đã kích hoạt mạnh hơn cuộc xung đột ở Ukraine. Chính quyền Biden-Harris đã giảm bớt áp lực đối với các thành viên NATO châu Âu để thực hiện cam kết năm 2014 của họ là chi 2% GDP cho quốc phòng. Mười năm sau, chỉ có 23/32 thành viên NATO tuân thủ.

Ở Trung Đông, chính quyền Biden-Harris bắt đầu bằng một cuộc cãi vã công khai với Ả Rập Xê Út. Hiệp định Abraham năm 2020 của chính quyền Trump, thành công lớn nhất của nền ngoại giao Mỹ đã bình thường hóa quan hệ của Israel với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Morocco.

Thỏa thuận này đã đưa các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh lại với Israel để ngăn chặn Iran và kiểm soát ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Việc bổ sung Ả Rập Xê Út sẽ là chiến thắng lớn tiếp theo. Nhưng chính quyền Biden-Harris đã khiến quá trình bình thường hóa quan hệ Israel-Ả Rập Xê Út bị trì hoãn trong nhiều năm nữa, khi cuộc chiến Trung Đông hiện tại nổ ra.

Ông Trump sẽ biến nước Mỹ trở thành thế nào?

Vấn đề Trung Quốc sẽ là điểm nóng chính sách đối ngoại của ông Trump, trái ngược với bà Kamala Haris.

y.png
Trục đối đầu Mỹ khiến Tổng thống Mỹ tiếp theo phải là người có chính sách đối ngoại rõ ràng cứng rắn.

Chính quyền Trump thứ hai sẽ định nghĩa Trung Quốc là “đối thủ kinh tế và quân sự đáng gờm" và đang cùng với các trục Nga và Iran để chống lại Mỹ.

Trước tiên, nước Mỹ phải đạt được sự rõ ràng về mặt chiến lược này cho chính mình trước khi có thể trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả cho các đồng minh, các cố vấn nhận định.

Mỹ cũng sẽ thúc đẩy đồng minh châu Âu sự hỗ trợ quốc phòng sâu sắc hơn. Cựu Tổng thống Trump gần đây đã nói rằng các thành viên NATO nên chi ít nhất 3% GDP của họ cho quốc phòng, tăng 50% so với thỏa thuận NATO hiện tại. Ông cho rằng, sự tham gia của Mỹ vào các liên minh không nên được coi là một cam kết vô điều kiện. Mỹ có thể giảm sự hiện diện của quân đội tại các quốc gia chọn không đầu tư vào quốc phòng của chính họ. Điều này cũng sẽ diễn ra với các nước phải trả tiền để quân đội Mỹ đồn trú.

Các cố vấn trên nhắc lại, trong chuyến thăm Tổng thống Biden đầu năm nay, Tổng thống Ba Lan Duda đã đề xuất rằng họ cùng nhau ủng hộ việc tăng chi tiêu quốc phòng của châu Âu từ 2% lên 3%, nhưng đã bị chính quyền Biden-Harris từ chối. Hai vị cố vấn cho rằng, sự từ chối khó hiểu này rất có thể là do kế hoạch của chính quyền Biden-Harris nhằm giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ xuống dưới 3% và đạt 2,6% vào năm 2034.

Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng, người Mỹ đang sống dưới mối đe dọa hủy diệt hạt nhân. Cựu Tổng thống Trump đã nhắc đến điều này và coi đây là sự thật không thể chấp nhận được.

Hai chuyên gia cho rằng, nước Mỹ đang đứng trước thời điểm đặc biệt nguy hiểm trong lịch sử và điều họ cần là một người dẫn đầu tiên phong với tầm nhìn táo bạo và rõ ràng, có thể đưa Mỹ trở lại vị thế dẫn đầu thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ