Phía sau hợp tác Nga - Triều Tiên có thể là gì?

GD&TĐ -Dự luật Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Nga và Triều Tiên được Tổng thống Putin đệ trình có thể chứa điều Mỹ cực kỳ lo ngại.

Hợp tác Nga - Triều Tiên có thể mang tới những kết quả không lường được về chia sẻ các kỹ thuật quân sự đặc biệt.
Hợp tác Nga - Triều Tiên có thể mang tới những kết quả không lường được về chia sẻ các kỹ thuật quân sự đặc biệt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/10 đã đệ trình một dự luật phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Nga và Triều Tiên lên Duma Quốc gia Nga (Hạ viện).

Sputnik dẫn cơ sở dữ liệu điện tử của Duma Quốc gia Nga cho thấy, tài liệu nêu rõ: "Phê chuẩn Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, được ký kết tại thành phố Bình Nhưỡng vào ngày 19 tháng 6 năm 2024."

Vào ngày 19 tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ký Hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện song phương trong chuyến thăm Bình Nhưỡng của Putin.

Hiệp ước bao gồm cam kết của cả hai nước sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và hỗ trợ khác nếu một trong hai bên bị tấn công.

Văn kiện về quan hệ đối tác toàn diện quy định một thông tin đáng chú ý: hỗ trợ quân sự lẫn nhau trong trường hợp có hành vi xâm lược đối với một trong những bên tham gia.

Thông tin chi tiết về sự hợp tác về mặt quân sự giữa Nga và Triều Tiên đặc biệt được giới nghiên cứu chú ý.

Nga sẽ chia sẻ công nghệ quân sự gì với Triều Tiên?

Tạp chí quốc phòng Mỹ National Interest dẫn bình luận của Malcolm Davis là Nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Úc về vấn đề này, cho rằng, phía sau sự hợp tác này là mối quan ngại đáng sợ: Nga chia sẻ công nghệ quân sự với Triều Tiên.

Theo ông, phía Nga không mất gì nhiều và được nhiều hơn khi xóa bỏ mọi ràng buộc về việc chia sẻ năng lực quân sự tiên tiến với Triều Tiên. Bởi hiện tại, Nga là một quốc gia bị ruồng bỏ trên toàn cầu sau cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2022.

Điều đáng quan tâm đặc biệt là viễn cảnh Moscow có thể chia sẻ thông tin kỹ thuật và chuyên môn về việc tăng cường kho vũ khí hạt nhân đang phát triển của Triều Tiên và các hệ thống phóng tên lửa của nước này.

Đầu tiên, Triều Tiên rất tập trung vào việc xây dựng một kho vũ khí hạt nhân chiến thuật, mà họ có thể sử dụng để cưỡng ép chống lại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Họ không cần phải sử dụng vũ khí, nhưng chỉ cần đe dọa sử dụng cũng đủ để mang tính răn đe. Đồng thời, các lực lượng hạt nhân chiến lược của Triều Tiên có thể được sử dụng để ngăn chặn bất kỳ phản ứng quân sự nào, của Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Mỹ.

Thứ hai, Nga có thể lựa chọn cung cấp các thiết kế tiên tiến hơn cho đầu đạn và cung cấp cho Triều Tiên các hệ thống phân phối tinh vi hơn dẫn đến khả năng tấn công thứ hai dựa trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Sự phát triển như vậy sẽ chỉ tăng cường tiềm năng cưỡng chế và khả năng răn đe của Triều Tiên.

Khía cạnh SLBM khá quan trọng, xét đến nỗ lực của Triều Tiên trong việc phát triển tên lửa Pukuksong-1 để sử dụng trên tàu ngầm tên lửa đạn đạo trong tương lai. Triều Tiên hiện có một tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng điện-diesel (SSB) duy nhất được gọi là Hero Kim Kum Ok , là tàu lớp SINPO-C đã được cải tiến, hạ thủy vào tháng 9 năm 2023.

Nó sẽ được nâng cấp để mang theo SLBM Pukguksong 1 và SLBM KN-23 nhỏ hơn. Việc Nga chuyển giao công nghệ tàu ngầm và SLBM cho Triều Tiên có thể cho phép Bình Nhưỡng đẩy nhanh quá trình phát triển khả năng tấn công thứ hai, qua đó củng cố khả năng cưỡng chế bằng các mối đe dọa hạt nhân chiến thuật và đồng thời, tăng cường khả năng răn đe bằng các lực lượng hạt nhân chiến lược thông qua việc thiết lập khả năng tấn công thứ hai khả thi.

trieu-1517.png
Hợp tác Nga - Triều Tiên sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân vốn có của Triều Tiên?

Thứ ba, Triều Tiên cũng có thể đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga về công nghệ vũ trụ. Những nỗ lực của Triều Tiên nhằm phát triển khả năng phóng vũ trụ đã gặp phải nhiều trở ngại và thất bại.

Đầu tư tài chính của Triều Tiên sang Nga có thể chứng kiến các công nghệ vũ trụ liên quan đến quân sự mới từ Nga để đổi lại. Cùng với đó là với chuyên môn và kiến thức hoa học vũ trụ của Nga, Bình Nhưỡng có thể vượt qua các thách thức kỹ thuật.

Có một khả năng đáng lo ngại khác cần được xem xét. Nga đang phát triển khả năng chống vệ tinh dựa trên vũ khí hạt nhân (ASAT), nếu được triển khai, sẽ phá vỡ Hiệp ước Không gian Vũ trụ năm 1967 và chứng kiến "thanh kiếm Damocles" hạt nhân trên quỹ đạo.

Kết luận, ông Malcolm Davis cho rằng, cả hai quốc gia đang chịu áp lực trừng phạt mạnh chưa từng có của phương Tây và sự hợp tác này có thể lên tới quy mô khó đoán trước vì "cả hai đều chẳng còn gì để mất".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ