Chuyên gia Mỹ nói sự thật hợp tác Nga - Triều Tiên

GD&TĐ -Chuyên gia Bruce W. Bennett tin rằng, chỉ cần Mỹ thực hiện chiến tranh thông tin, hợp tác Nga - Triều Tiên sẽ nhanh chóng bị tác động.

Chuyên gia Mỹ tin rằng hợp tác giữa Nga và Triều Tiên chỉ là hợp tác để giải quyết các vấn đề nội bộ chứ không phải đối mặt với mối đe dọa nào.
Chuyên gia Mỹ tin rằng hợp tác giữa Nga và Triều Tiên chỉ là hợp tác để giải quyết các vấn đề nội bộ chứ không phải đối mặt với mối đe dọa nào.

Trong một bài phân tích trên tạp chí quân sự National Interest, nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao Bruce W. Bennett tại RAND đã cho rằng, mối hợp tác ở mức cao nhất giữa Nga và Triều Tiên sẽ không thể gây lo ngại cho nước Mỹ.

Vào tháng 6, Nga và Triều Tiên đã ký một hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện.

Đối với một số nhà quan sát phương Tây, đây có vẻ là một liên minh giống như liên minh song phương Mỹ-Hàn Quốc hoặc thậm chí là nền tảng cho liên minh quân sự giống NATO.

Tuy nhiên, lịch sử quan hệ Nga và Triều Tiên khiến điều này có nhiều khả năng là một cuộc hôn nhân vì lợi ích hoặc thậm chí là một cuộc hôn nhân với mục tiêu chắc chắn là chống Mỹ, nhưng có tương lai rất mong manh.

Theo ông, Nga dường như theo đuổi mối quan hệ này vì họ rất cần đạn dược để đáp ứng cho cuộc xung đột Ukraine. Và phía Bình Nhưỡng thì đang rất cần lương thực và các nguồn lực khác để đáp ứng tình hình trong nước cũng như hỗ trợ các chương trình quân sự của mình.

Chuyên gia này tin rằng, Trung Quốc coi mối quan hệ Nga-Triều Tiên là sự tác động đến mục tiêu khu vực và toàn cầu của Trung Quốc. Vì vậy, một khi kho vũ khí pháo binh và tên lửa của Triều Tiên cạn kiệt, Triều Tiên sẽ không còn gì để cung cấp cho Nga nữa, thì Nga có thể quyết định về việc lựa chọn hợp tác với ai.

Hợp tác Nga - Triều Tiên không giống như các liên minh quân sự mà Mỹ đang tiến hành với các đối tác. Các liên minh của Mỹ hướng tới mang tính phòng thủ. Còn hợp tác Nga - Triều Tiên vốn chẳng phải đối mặt với nhu cầu phòng thủ nào.

Theo ông Bruce Bennett, "Nga không phải đối mặt với mối đe dọa nào từ việc Ukraine chinh phục Nga... Trong khi Mỹ và Hàn Quốc hầu như không có lợi ích gì khi xâm phạm Bắc Triều Tiên và sẽ phải trả giá rất đắt khi làm như vậy vì hậu quả thảm khốc của việc xâm lược một quốc gia có vũ khí hạt nhân."

Do đó, mối đe dọa mà Nga và Bắc Triều Tiên phải đối mặt là bên trong, không phải bên ngoài, theo vị chuyên gia.

Ông nhắc lại lịch sử trong Chiến tranh Lạnh, khi đó nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung đã cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để duy trì sự tồn tại của Triều Tiên.

Theo thời gian, cuối cùng ông chuyển sang tìm lợi ích từ cả Liên Xô và Trung Quốc.

Ông Bruce Bennett đánh giá: "Ngày nay, Nga và Trung Quốc một lần nữa lại tìm cách cho chiến lược khu vực. Riêng Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu khu vực nếu không muốn nói là toàn cầu vào năm 2049 và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu này thông qua kinh tế, quân sự và các biện pháp khác.

Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ có thể thực sự thống trị được Triều Tiên. Bình Nhưỡng thường bất chấp các mong muốn của phía Trung Quốc.

"Giờ đây, khi Nga dường như có nhiều ảnh hưởng hơn đối với Triều Tiên, Trung Quốc hẳn rất không hài lòng với cả Triều Tiên và Nga."

Mỹ nên làm gì trước hợp tác Nga - Triều?

Với sự khác biệt trong mục tiêu của Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, ông Bruce Bennett cho rằng, Mỹ nên tiến hành các hoạt động thông tin lớn chống lại ba quốc gia này để làm nổi bật sự khác biệt của họ và gây mất lòng tin giữa họ.

"Làm như vậy sẽ làm tăng khả năng tách rời ít nhất một số quan hệ đối tác của cả ba" - chuyên gia này phân tích.

Ông cũng nêu một số ví dụ về chiến tranh thông tin mà Mỹ có thể áp dụng như: Loan tin Triều Tiên cung cấp cho Nga các pháo binh và đạn dược cũ gây ra thương vong cho người Nga, hoặc đưa tin Triều Tiên đã cạn nguồn đạn dược khiến các khoản thanh toán của Nga cho Triều Tiên có thể sẽ giảm đáng kể trong năm tới.

Các ví dụ khác như loan tin các cố vấn quân sự Triều Tiên cấp cao được cử đến Nga, có thể là còn đưa các sĩ quan Triều Tiên tới tiền tuyến ở Ukraine và điều này sẽ thúc đẩy sự căng thẳng ở trong nước...

Kết luận, ông Bruce Bennett tin rằng, với sự hợp tác không quá bền chặt giữa Nga và Triều Tiên, mối quan hệ này không có gì đáng lo ngại với phía Mỹ và Washingtin chỉ cần cuộc chiến thông tin đã có thể lung lay được liên minh này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.