Những y tá dũng cảm thời chiến

GD&TĐ - Lẽ thường, bệnh viện là nơi mọi người đến để được điều trị, tránh khỏi lưỡi hái của thần chết. Nhưng thời chiến đôi khi làm mờ đi sự khác biệt đó. Trong Thế chiến thứ nhất, các bệnh viện trở thành mục tiêu của các cuộc không kích.

Những y tá dũng cảm thời chiến

Eleanor Thompson và Meta Hodge

Năm 1918, người Đức tấn công một loạt các cơ sở y tế ở Pháp. Trong số đó có Bệnh viện Văn phòng phẩm Canada số 3, nằm ở Doullens. Một quả bom đã được ném xuống bệnh viện ngay giữa một ca mổ và ngay lập tức giết chết ba người.

Vụ nổ khiến các y tá Eleanor Thompson và Meta Hodge bị vùi dưới đống đổ nát. Sau khi chật vật thoát ra được, thay vì chạy trốn để bảo toàn sinh mạng, hai y tá dũng cảm bắt đầu dập lửa và tắt các lò sưởi than để ngăn chặn giường bệnh nhân bén lửa. Sau đó, không để ý đến thương tích của chính mình, họ giám sát việc sơ tán bệnh nhân cho đến khi mọi người được an toàn.

Eleanor Thompson và Meta Hodge là hai trong những phụ nữ Canada đầu tiên được trao giải thưởng vì lòng dũng cảm.

Các thiên thần của Bataan và Corregidor

Trước khi người Nhật ném bom Trân Châu Cảng, nhiều y tá Mỹ đến Philippines tìm kiếm ánh nắng mặt trời và những cuộc phiêu lưu. Nhưng vào tháng 12/1941, bầu trời nơi này tối sầm bởi hàng loạt phi cơ chiến đấu lao đến. Sau khi tàn phá ở Hawaii, người Nhật đã nhắm tới Manila.

Các y tá tìm nơi ẩn náu trong khu rừng nhiệt đới Bataan, nơi họ chăm sóc 6.000 bệnh nhân và chiến đấu với bệnh sốt rét, tình trạng nguồn cung cấp thực phẩm hiếm hoi và liên tục bị người Nhật ném bom. Khi điều kiện trở nên tồi tệ hơn, các lực lượng Mỹ đã rút lui sang đảo Corregidor, nơi các y tá phải hoạt động trong một bệnh viện dưới lòng đất.

Dần dần, nơi này cũng bị người Nhật siết chặt, đặt các nữ y tá đứng trước ngã ba đường. Họ có thể rút lui hoặc ở lại với các tù binh. Nhiều người đã chọn ở lại, từ bỏ tự do để giúp đỡ những người bị thương. Khi người Nhật giới hạn dinh dưỡng hàng ngày của tù nhân chỉ còn 700 calo, các y tá đã phải ăn cả rễ cây, hoa lá, thậm chí cả cỏ dại nấu chín...

Sau hơn hai năm bị giam giữ tàn bạo, họ được giải thoát. Các y tá được ca ngợi không chỉ là anh hùng mà còn là thiên thần đích thực giữa cuộc chiến.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...