Những tồn tại chủ yếu trường ĐH cần tập trung cải thiện

Những tồn tại chủ yếu trường ĐH cần tập trung cải thiện

Phân tích kết quả của 117 cơ sở giáo dục đã được kiểm định chất lượng và công khai kết quả trên trang thông tin điện tử, báo cáo của GS Bành Tiến Long (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) và cộng sự Tạ Thị Thu Hiền tại Hội thảo giáo dục 2018 tổ chức mới đây cho thấy một số vấn đề tồn tại chủ yếu mà các trường ĐH cần tập trung cải thiện chất lượng như sau:

Quản trị ĐH và tổ chức quản lý trường ĐH

Vấn đề về quản trị ĐH và tổ chức quản lý trường ĐH: có 36% trường ĐH được đánh giá chưa có cơ cấu tổ chức đáp ứng các quy định của Điều lệ trường ĐH và các quy định khác của pháp luật có liên quan như:

Chưa thành lập Hội đồng trường, Hội đồng khoa và một số tổ chức khác đúng quy định. Một số trường chưa cập nhật và xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động theo đúng quy định hiện hành…

Có 34% trường chưa đáp ứng được các yêu cầu về chiến lược – kế hoạch phát triển và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiệu các kế hoạch, chiến lược.

Tổng số 61 tiêu chí đánh giá chất lượng, có 9 tiêu chí 100% các cơ sở GDĐH đều đạt là: Xác định sứ mạng cua trường ĐH; các hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể; đảm bảo các quyền dân chủ trong trường ĐH cho cán bộ, giảng viên; một số tiêu chí về chăm sóc sinh viên; các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Chương trình đào tạo

Có 15,4% trường ĐH được đánh giá chưa thiết kế theo quy định đối với các chương trình đào tạo (CTĐT) thường xuyên, chưa đảm bảo chất lượng đào tạo đối với các CTĐT này. Có 65% trường chưa thực hiện việc định kỳ đánh giá CTĐT và thực hiện cải tiến CL dựa trên kết quả đánh giá.

Việc rà soát, điều chỉnh các CTĐT cũng chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo đúng các quy định của Bộ GD&ĐT.

Có 43% cơ sở giáo dục được đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu CTĐT có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ ĐH và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Hoạt động đào tạo

Khi triển khai hoạt động đào tạo, phương pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tâp của người học chưa thật sự được các trường đại học chú trọng, có 44% trường ĐH chưa đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí này.

Việc lấy ý kiến của người học, nhà sử dụng lao động và các bên liên quan để làm căn cứ điều chỉnh CTĐT cũng chưa thật sự được các trường chú trọng, có đến 33% trường ĐH chưa đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chí này.

Đội ngũ giảng viên

55% trường ĐH được đánh giá chưa đáp ứng đủ số lượng giảng viên để thực hiện CTĐT và nghiên cứu khoa hoc; tỷ lệ trung bình SV/GV của một số ngành đào tạo quá cao.

Có 26% trường được đánh giá có đội ngũ giàng viên, nghiên cứu viên chưa được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá theo quy định. Đặc biệt, có 43% trường được đánh giá có đội ngũ giảng viên chưa đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định, môt số giảng viên chưa giảng dạy theo chuyên môn được đào tao; chưa đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; trình độ ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa hoc.

Đồng thời, có đến 35% cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về đội ngũ cán bô quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao

Nghiên cứu khoa học

Điểm tồn tại lớn nhất là các trường ĐH là có nhiều đề tài, dự án chưa được thực hiện và nghiệm thu theo kế hoạch. 

Hơn nữa, tính ứng dụng và chuyển giao của các đề tài KHCN còn yếu, thể hiện ở nguồn thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ còn thấp. Các trường ĐH cũng chưa thực hiện đầu tư cho NCKH theo đúng quy định…

Thư viện và diện tích sử dụng đất

Một số vấn đề tồn tại nữa liên quan đến thư viện và diện tích sử dụng đất của trường đại học. Có 66% trường được đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu của tiêu chí thư viện của trường ĐH.

Có 55% trường được đánh giá chưa có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định; diện tích mặt bằng tổng thể chưa đạt mức tối thiểu theo quy định.

Tài chính

Sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học cũng chưa được đảm bảo. Đặc biệt, phần lớn các cơ sở giáo dục được đánh giá chưa đảm bảo được phân bổ tài chính cho các hoạt động NCKH theo các yêu cầu quy định.

"Kiểm định chất lượng 117 trường ĐH trong hơn hai năm qua đã góp phần giúp các trường ĐH Việt Nam nhận ra những điểm mạnh, điểm tồn tại để các trường không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng. Đồng thời thúc đẩy nhanh thực hiện cơ chế tự chủ ĐH Việt Nam, một nhiệm vụ cốt lõi của đổi mới quản trị đại học theo hướng năng động và hiệu quả theo xu thế của thế giới.

Kiểm định chất lượng đã tạo bước chuyển biến tích cực và thay đổi mạnh mẽ đối với các trường ĐH. Nhiều trường ĐH đã có những cam kết mạnh và thực hiện cải thiện chất lượng sau đánh giá. KĐCLGD đã từng bước tạo được niềm tin của xã hội đối với nhà trường".

Trích báo cáo của GS Bành Tiến Long và cộng sự Tạ Thị Thu Hiền 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.