4 định hướng, giải pháp quan trọng cho giáo dục đại học Việt Nam

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo

Đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, giáo dục đại học Việt Nam đã phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng.

Hiện nay, cả nước có 236 trường đại học, học viện và 41 viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Số sinh viên học trong các trường đại học là 1.439.495 em, chiến 84%; số sinh viên ngoài công lập là 267.530, chiếm 16%. Số lượng giảng viên ĐH tăng nhanh trong thời gian vừa qua, trong đó có số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ. Số lượng ngành trình độ đào tạo đại học cũng tăng, từ 2.118 năm 2007 lên 3394 năm 2017. Số lượng chương trình đào tạo đại học cũng tăng mạnh.

Sơ đồ người học trong giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay
Sơ đồ người học trong giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay 

Văn hóa chất lượng bước đầu hình thành ở các cơ sở giáo dục đại học. Công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng được đẩy mạnh nhăm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế đã được chú trọng, xếp hạng quốc tế được cải thiện. Đổi mới, đẩy mạnh tự chủ đại học bước đầu thu được kết quả tích cực.

Cụ thể, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam (theo cơ sở dữ liệu Web of Science) tăng 2,5 lần so sánh năm 2016 với năm 2011. Nếu so sánh với giai đoạn 2011-2015, số bài báo khoa học được công bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI của các nhà khoa học của top 20 trường ĐH Việt Nam trong năm học 2016-2017 đã tăng hơn 2 lần.

Công bố quốc tế tăng nên xếp hạng đại học của Việt Nam cũng có cải thiện. Việt Nam đã có 2 ĐH nằm trong top 1000 của thế giới; 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 350 Châu Á (theo xếp hạng QS).

Về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, đến tháng 8/2018, chúng ta đã có 217 trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 123 trường đã được đánh giá ngoài, 117 trường được công nhận đạt kiểm định. Có 5 trường đại học của Việt Nam đạt kiểm định của tổ chức quốc tế HCERES; 2 trường đạt kiểm định bởi AUN-QA.

Về kiểm định chương trình đào tạo: Có 10 chương trình đã được công nhận đạt kiểm định theo chuẩn Việt Nam; 116 chương trình được kiểm định theo chuẩn quốc tế…

Tuy nhiên, những thách thức cũng được đặt ra với giáo dục đại học Việt Nam liên quan đến việc thực hiện tự chủ đại học; thách thức với chất lượng đào tạo để đáp ứng sự đòi hỏi cao hơn và sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, cách mạng công nghiệp 4.0. Nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học còn chưa được quan tâm đúng mức và kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công bố quốc tế còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Năng lực quản trị, quản lý của các cơ sở giáo dục đại học chưa theo kịp yêu cầu của phát triển giáo dục đại học và hội nhập quốc tế.

Đưa định hướng và giải pháp cho giáo dục đại học trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh việc thể chế hóa (sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học và các quy định liên quan) để đổi mới căn bản và toàn diện. Cùng với đó là nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học; đổi mới cơ chế tài chính đại học; đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Giáo dục đại học còn nhiều tiềm năng, nhưng quản lý nhà nước phải đổi mới kịp thời để đáp ứng nhu cầu phát triển này. Từ đó, Thứ trưởng tin tưởng, khi thay đổi cơ chế chính sách kịp thời, tạo động lực đúng đắn sẽ tạo bước đột phá trong phát triển giáo dục đại học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.