Không ai có thể phủ nhận những kết quả đạt được sau khi thực Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015 - 2017 theo Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ. Dẫu biết rằng đâu đó vẫn còn những khó khăn, hạn chế và bất cập nhưng 23 cơ sở giáo dục công lập được giao thí điểm tự chủ (trong đó có 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm) theo tinh thần Nghị quyết 77/NQ-CP đều có những bước tiến quan trọng.
Hầu hết các trường đều khẳng định: Tự chủ đại học đã tạo bước đột phá mạnh mẽ trong xây dựng chương trình đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế. Đặc biệc các trường đã chú trọng đẩy mạnh công bố quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại…
Thực tế cho thấy, 10 năm qua, vấn đề tự chủ đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ Bộ GD&ĐT quản lý toàn bộquyền tự chủ. Điều đó được thể hiện qua các văn bản quy phạmhệ thống giáo dục đại học, thì nay các trường đã dần được trao pháp luật của Nhà nước.
Đơn cử như Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự”.
Hay như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học hiện hành cũng đề cập đến vấn đề tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Cùng với đó, nhiều văn bản, chỉ thị Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của Bộ GD&ĐT cũng khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm với xã hội.
Đặc biệt, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, tới đây nếu được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội sẽ là bước đột phá mới cho các trường đại học. Qua đó sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng và tháo gỡ những “điểm nghẽn”, những bất cập về tự chủ cho các trường đại học.
Cụ thể, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 32 về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, quy định gắn với trách nhiệm giải trình và sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan tới tự chủ đại học ở một số điều khác nhằm đổi mới quản lý Nhà nước, giúp cơ sở GDĐH phát huy nội lực trong thực hiện tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế.
Thiết nghĩ giải pháp trong thời gian tới để các trường đại học phát huy hiệu quả quyền tự chủ đó là: Cần thực hiện công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình với xã hội. Cùng với đó là đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục nhằm củng cố và xây dựng thương hiệu cho nhà trường. Đây được xem là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự phát triển của nhà trường.
Cùng với đó cần xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản, nhưng vẫn phải có cơ chế để giám sát chất lượng bởi tự chủ không có nghĩa là “khoán trắng”. Bên cạnh đó, cần giao quyền tự chủ cho các trường trong các lĩnh vực cụ thể như: Tự chủ trong hoạt động chuyên môn, học thuật; tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; tự chủ tài chính, tài sản…
Mặt khác cần phát huy vai trò trách nhiệm của Hội đồng trường. Nói như TS Lê Viết Khuyến - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam: Nhà nước không thể trao quyền tự chủ của trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường. Đó chính là Hội đồng trường/Hội đồng quản trị.