Những thức ăn không nên hâm đi hâm lại trong ngày Tết

Để tận dụng đồ ăn thừa, nhiều người thường hâm nóng lại để ăn. Nhưng có một số đồ ăn hâm lại sẽ làm hại sức khỏe của bạn.

Những thức ăn không nên hâm đi hâm lại trong ngày Tết

Ngày Tết, đa số các gia đình đều tích trữ đồ ăn, cỗ bàn bày ra ăn không hết thường được cất đi để hâm lại cho các bữa sau. Tuy nhiên với một số món, việc hâm đi hâm lại những thực phẩm này sẽ khiến chúng biến chất, không những không còn bổ dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc cho cơ thể.

Dưới đây là một số món ăn bạn cần tránh không nên hâm lại:

Nhung thuc an khong nen ham di ham lai trong ngay Tet - Anh 1

Rau chân vịt, cần tây

Việc hâm nóng lại rau bina là rất nguy hiểm bởi nó có thể gây ung thư. Nitrat có trong đó sẽ chuyển đổi thành nitrit - chất gây ung thư.

Ngoài ra, rau cần tây cũng có chứa nitrat nên nếu ăn thừa bạn cũng không nên hâm lại vì sau khi hâm nóng nó sẽ gây hại cho cơ thể.

Thịt gà

Thịt gà chứa một lượng lớn protein. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất là bạn hãy để món gà nguội đến nhiệt độ phòng sau đó ăn tiếp nếu còn thừa. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Nhung thuc an khong nen ham di ham lai trong ngay Tet - Anh 2

Các loại nấm

Khi nấu lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc có hại cho dạ dày. Ngoài ra, đun lại nấm hơn 1 lần cũng có thể làm tổn hại đến tim mạch.Khi đun lại, các protein và hàm lượng dinh dưỡng trong nấm sẽ biến thành chất độc có hại cho dạ dày.

Khoai tây

Khoai tây thực sự là một loại thực phẩm lành mạnh khi luộc nguyên vỏ. Tuy nhiên, nếu bạn hâm lại khoai tây trong lò vi sóng, toàn bộ chất dinh dưỡng có ích sẽ biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện các chất có hại cho cơ thể con người.

Nhung thuc an khong nen ham di ham lai trong ngay Tet - Anh 3

Cơm nguội

Cơm chỉ nên ăn ngay sau khi nấu. Bảo quản cơm trong tủ lạnh sau đó hâm nóng lại sẽ biến các bào tử gạo thành chất gây hại cho dạ dày. Các bào tử này sản sinh ra vi khuẩn và làm người ăn cảm thấy buồn nôn hoặc đổ bệnh.

Lưu ý khi hâm nóng thức ăn

- Đối với cá, tôm, cua ốc… khi hâm nóng, tốt nhất bạn cho thêm chút rượu, gừng hành hoặc tỏi để thức ăn vừa được thơm ngon và có tác dụng diệt khuẩn.

- Đối với các món thịt nhất định phải đun ít nhất từ 10 phút trở lên, hoặc cho vào lò vi sóng quay trên 1 phút.

- Cơm và các thực phẩm từ nông sản là nhóm thực phẩm giàu tinh bột rất dễ bị nhiễm tụ cầu khuẩn và aflatoxin, vì vậy tốt nhất nên ăn hết sau khi nấu. Nếu như sau 2 ngày bạn chưa ăn hết thì hãy bỏ đi.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.