Những tác dụng không ngờ từ quả mướp

Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.

Mướp có thể chế thành nhiều bài thuốc hay
Mướp có thể chế thành nhiều bài thuốc hay

Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6–8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.

Loại quả này chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. 

Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.

Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn.

- Xơ mướp là vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, thông kinh giải độc, giảm đau, cầm máu; dùng chữa chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu.

- Trái mướp: Trong trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, nó có tác dụng giúp dễ tiêu hóa và kính thích tuyến sữa, tăng cường sự tuần hoàn máu..

- Lá mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, ho gà, trị vết thương chảy máu, trị mụn...

- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trị ho nhiều đờm, tiểu khó ...

- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.

- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.

Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp

Trị viêm xoang

Mướp khô dùng nồi rang teo lại, nghiền nhỏ thành bột mịn, mỗi lần uống 6g, vào buổi sáng sớm khi bụng trống rỗng dùng nước ấm hòa tan uống, uống liên tục 8 ngày.

Trị viêm yết hầu

Mướp mềm rửa sạch xay nhuyễn thành nước, thêm một lượng đường thích hợp, mỗi ngày uống 1 thìa,chia 3 lần uống.

Trị phong hàn ho

Mướp tự phơi khô, nghiền thành bột mịn, trộng với mật ong làm thành viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g.

Trị khuẩn lợi

Gốc, rễ, lá mướp đều được. Rửa sạch xong xay nghiền nhỏ thành nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa.

Tăng tiết sữa

Phương pháp 1: 60g mướp, 1 cái chân giò, nấu chín nhuyễn ăn.

Phương pháp 2: Mướp già 1 quả, sấy khô, nghiền nhỏ, uống với rượu vàng lượng thích hợp, mỗi lần uống 9g.

Trị hen suyễn do dị ứng

Phương pháp 1: Dây mướp rửa sạch xay nghiền thành nước, mỗi lần uống 1 thìa, chia uống 3 lần.

Phương pháp 2: Mướp sống 2 quả, cắt ngắn, cho vào nồi luộc nhừ, lấy ra vắt nước đặc uống, khoảng 150ml, mỗi ngày uống 3 lần.

Trị đại tiện ra máu do trĩ

Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.

Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.

Trị đau nhức thần kinh

Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.

Trị da sưng nhọt

Mướp tươi 1 quả, sau khi xay nhuyễn đắp lên chỗ đau, sau đó dùng vải màn băng lại, mỗi ngày thay 1 lần.

Trị nổi mề đay

Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.

Trị hói từng vùng

Mướp già chia thành miếng, dùng lực xát lau vào vùng không có tóc, cho tời lúc vùng đó phát nóng là được, mỗi ngày làm từ 2-3 lần.

Trị mồ hôi chân quá nhiều

Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ