Những “siêu thực phẩm” tốt cho sức khỏe mùa lạnh

Làm sao để cải thiện sức khỏe trong mùa lạnh? Một chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe luôn được mọi người chú trọng. Dưới đây là những thực phẩm sẽ giúp bạn có thêm dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.

Những “siêu thực phẩm” tốt cho sức khỏe mùa lạnh

Chuối là trái cây có hàm lượng kali cao giúp duy trì huyết áp và nhịp tim ở mức bình thường, ngăn được bệnh cao huyết áp và co cơ . Trong khi đó, chuối cũng chứa nhiều magiê có tác dụng loại bỏ sự mệt mỏi.

Thành phần có trong chuối có thể chuyển hóa nhanh thành glucose, lập tức được hấp thụ vào cơ thể sẽ sinh ra nguồn năng lượng dồi dào. Vì vậy, ăn chuối giúp cơ thể bạn có năng lượng hơn khi làm việc về đêm.

Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng. Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng nước củ cải đường để hỗ trợ, phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính.

Tại Đức, nước ép củ cải đường được sử dụng như một liệu pháp giúp phục hồi cơ thể trong thời gian nghỉ dưỡng hay sau phẫu thuật.

Tảo bẹ giàu can xi, ma giê, ka li, và quan trọng nhất là bổ sung iốt cho tuyến giáp.

Người thức khuya, mệt mỏi rất cần bổ sung vi khoáng này vì ngoài việc giúp cơ thể điều tiết và tổng hợp hormone tuyến giáp, iốt còn có tác dụng vô hiệu hóa các loại vi khuẩn.

Ngoài tảo bẹ, một số loại rau củ khác chứa iốt gồm: dền, cải xoong, rau chân vịt, khoai tây, đậu xanh.

Thức đêm xem bóng đá nhiều sẽ gây ra tình trạng mỏi mắt và giảm thị lực. Vì vậy, dinh dưỡng cho đôi mắt khi thức đêm là vấn đề cực kỳ quan trọng.

Trong cà rốt rất giàu carotene, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng chống giảm thị lực. Ăn cà rốt thường xuyên giúp mắt bớt mỏi, thị lực tốt hơn.

Probiotics có liên quan mật thiết đến việc giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa và chống lại rất nhiều bệnh tật phát sinh từ bên trong.

Là nhóm vi khuẩn được chứng minh có lợi cho cơ thể, chúng được tìm thấy trong các loại thực phẩm từ đậu nành và sữa chua.

Nấm là loại thực phẩm rất tốt cho những người muốn giảm cân và những người bị bệnh tim nhờ việc sản sinh cholesterol có lợi.

Không chỉ vậy, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nấm có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch thông qua các hợp chất lentinan - được chứng minh có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch làm tăng sức đề kháng.

Khi nhắc đến hai từ này, cảm giác chung của mọi người là cảm thấy ngần ngại. Tuy nhiên qua một số nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã khẳng định rằng chất béo không có hại nếu biết sử dụng đúng cách, đúng lúc.

Chất béo trong thực phẩm là chất xúc tác giúp hòa tan các loại vitamin A, D, E, K. Vì vậy, các tế bào chất béo rất quan trọng đối với chức năng của cơ thể trong quá trình phát triển, tăng trưởng, miễn dịch…

Các nhà khoa học khuyến cáo với những người vừa trải qua một trận bệnh nên tăng cường chất béo trong khẩu phần ăn để giúp phục hồi năng lượng cơ thể. Nguồn chất béo lành mạnh bao gồm cá, bơ, dầu ô liu, quả óc chó, hạnh nhân, quả hồ đào.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết chất Tecpen và Oleoresin trong gừng có tính sát trùng, chống viêm, giúp máu lưu thông và ngăn ngừa táo bón.

Ngoài hai thành phần trên, gừng còn chứa chất gingerol giúp giảm buồn nôn, rất có lợi cho những người vừa ốm dậy hay sau phẫu thuật.

Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến nghị, vitamin C trong chanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm cho người bớt mệt mỏi và chóng đói, thèm ăn.

Theo laodong.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ