Những quan niệm nuôi con sai “toàn tập” nhưng nhiều mẹ vẫn răm rắp làm theo

Chăm sóc bé dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước khá phổ biến, nhưng mẹ bỉm sữa hiện đại cần biết lắng nghe có chọn lọc và dựa trên cơ sở khoa học để áp dụng quan niệm nuôi con đúng đắn nhất cho bé yêu.

Những quan niệm nuôi con sai “toàn tập” nhưng nhiều mẹ vẫn răm rắp làm theo

Việc chăm sóc bé dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước như ông bà, bố mẹ hoặc người thân, bạn bè hiện nay khá phổ biến trong mỗi gia đình, nhưng bố mẹ thời hiện đại cần biết lắng nghe có chọn lọc và dựa trên cơ sở khoa học để áp dụng phương pháp đúng đắn nhất cho bé yêu của mình.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng 14 phương pháp và quan niệm nuôi con không phù hợp, thậm chí là sai lầm với thời đại ngày nay như sau:

1. Không cho trẻ mặc đồ mới vì vải cứng và thô

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 1.

Yêu cầu chính đối với quần áo dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là được làm bằng sợi vải tự nhiên như cotton hoặc lanh. Những loại vải này khá dễ chịu khi tiếp xúc vào làn da nhạy cảm và mỏng manh của các bé, hơn nữa đây là loại sợi tự nhiên, không hóa chất nhân tạo và dễ giặt.

Vậy nên cha mẹ cần xem xét lại quan niệm nuôi con này, không phải cứ quần áo mới là sẽ thô cứng như đồn đại.

2. Hôn, thơm bé thật nhiều để thể hiện tình yêu

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 2.

Hầu hết các bà mẹ đều nghĩ rằng thơm và hôn bé là cách tốt nhất để thể hiện tình cảm dành cho con và bỏ qua lời khuyên của bác sĩ. Trên thực tế, những nụ hôn là con đường nhanh nhất lây truyền các bệnh qua đường miệng và nhiễm virus.

3. Không mua đồ chơi cho đến khi bé đòi

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 3.

Thực ra các bé có nhu cầu chơi đồ chơi ngay từ trước khi biết nói. Đồ chơi giúp bé hiểu hơn về thế giới xung quanh. Ví dụ một em bé 3 tháng tuổi chắc chắn sẽ tỏ ra rất thích thú với món đồ có âm nhạc và ánh sáng treo trên giường hoặc cũi.

Nhiệm vụ của mẹ là khéo léo kích thích sự hào hứng của con và cho bé chơi những loại đồ chơi khác nhau phù hợp với lứa tuổi thay vì đợi đến khi bé biết nói và đòi hỏi đồ chơi cho mình.

4. Em bé có thể bị ốm nếu mẹ ăn kem khi mang thai

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 4.

Kem và độ lạnh của kem không thể tiếp cận trực tiếp với em bé trong bụng mẹ. Thai nhi chỉ nhận được các chất dinh dưỡng từ kem như protein, chất béo và carbohydrate thông qua dây rốn.

Nếu bản thân người mẹ và bé có sức khỏe bình thường thì không cần kiêng khem gì quá đặc biệt và tất nhiên, việc mẹ bầu ăn kem cũng không thể làm bé bị ốm như mọi người vẫn truyền tai nhau.

5. Không nên bế bé lên mỗi khi khóc để tránh "quen hơi"

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 5.

Cha mẹ cần nhớ là trẻ sơ sinh thường khóc vì một số lý do nào đó. Bé chưa biết nói và chỉ có thể khóc hoặc la hét để giao tiếp với thế giới bên ngoài, và mỗi khi bé cần, vòng tay yêu thương của người mẹ sẽ giúp con cảm thấy an toàn và yên tâm hơn.

6. Mát xa có thể làm tổn thương nội tạng bên trong cơ thể bé

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 6.

Các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên mát xa nhẹ nhàng cho bé ngay từ những tháng ngày đầu đời bởi mát xa có tác dụng giúp thư giãn các cơ bắp và làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tất nhiên, mát xa cần sử dụng các kỹ thuật đã được kiểm chứng và liệu pháp an toàn, không gây đau đớn cho trẻ.

7. Mặc trái quần áo nếu bé bị thủy đậu

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 7.

Khi bị thủy đậu, bé sẽ bị ngứa trong mọi trường hợp cho dù mặc quần áo mặt trong hay mặt ngoài. Để giúp bé đỡ ngứa, tốt hơn hết là hãy sử dụng các phương pháp hiệu quả hơn để giảm ngứa như vệ sinh sạch sẽ, dùng thuốc sát trùng hoặc sử dụng thuốc kháng histamine.

8. Xát tỏi vào lợi khi bé bắt đầu mọc răng

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 8.

Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, mẹ có thể sử dụng miếng gặm nướu để giúp bé đỡ đau nhức và không hại lợi. Dạ dày và hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên rất nhạy cảm, đó là lý do tại sao mẹ không nên cho bé ăn tỏi tươi trước khi bé 3-4 tuổi. Tuy nhiên, bé 8-9 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn tỏi chín.

9. Không cho con mặc đồ sáng màu vì sợ con sẽ xăm hình khi lớn lên

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 9.

Việc trẻ mặc quần áo sáng màu, sặc sỡ bắt mắt lại không có mối liên quan nào tới việc sau này trẻ có xăm hình hay không. Bằng chứng là người tiền cổ cũng đã biết xăm mình ngay cả khi không có quần áo vải sáng màu để mặc như thời nay.

10. Tẩy rửa bầu ngực thật sạch trước khi cho con bú vì quá bẩn

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 10.

Thường xuyên rửa vú, sử dụng thuốc sát trùng có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Lớp vi khuẩn bảo vệ có ích sẽ bị cuốn trôi khỏi da trong khi nguồn sữa mẹ không thể cung cấp lợi khuẩn này được. Thậm chí ngực mẹ còn có nguy cơ cao bị nứt nẻ, gây đau đớn khó chịu nhiều hơn.

11. Quấn chân bé để chân thẳng, không bị cong, vòng kiềng

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 11.

Ngày nay, các chuyên gia Nhi khoa đều có cùng quan điểm cho rằng việc quấn chặt chỉ gây khó chịu cho em bé và không hề có tác dụng thần kì lên đôi chân bé như cha mẹ vẫn tưởng.

Thậm chí quấn tã quá chặt có thể gây ra chứng loạn sản khớp háng ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ hãy quấn bé vừa phải, nhẹ nhàng hoặc không cần quấn khăn cho bé.

12. Dùng khăn buộc hàm con để không ngủ mở miệng

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 12.

Cha mẹ cần hiểu rằng đứa trẻ không chỉ đơn giản là thở nguyên bằng mũi. Nếu thấy bé có dấu hiệu muốn thở bằng mồm, hãy dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ của bé sạch sẽ hơn, giữ phòng thông thoáng, mát mẻ thay vì dùng khăn buộc hoặc chặn hàm dưới của con lại. Bé sẽ càng khó chịu và mất ngủ thêm mà thôi.

13. Cho bé ngậm cá trích nếu nghi con mắc chứng loạn sản – trật khớp háng

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 13.

Loạn sản hông hay trật khớp háng là một bệnh chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị. Cha mẹ không nên tự điều trị và thử các biện pháp dân gian bởi nó có thể làm tình hình bệnh của bé trở nên tồi tệ hơn.

Hơn nữa, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bổ sung cá cho bé sau 8 tháng tuổi. Các loại cá sống, hun khói hoặc ướp mặn được khuyến cáo không cho trẻ ăn.

14. Đội mũ trùm tai thì tai mới không bị cong, vểnh

Cảnh báo những quan niệm nuôi con sai toàn tập nhưng nhiều mẹ vẫn tin và răm rắp làm theo - Ảnh 14.

Hình dạng của tai và dái tai được xác định theo tính di truyền cho nên việc việc cố gắng đội mũ trùm kín tai với mong muốn tai bé không bị cong, vểnh cũng không có tác dụng gì mà chỉ khiến bé bị nóng và khó chịu thêm.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.