Ông William Harding Jackson.
Ông Flynn, 57 tuổi, từng giữ chức vụ Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ và đã làm nhiệm vụ cố vấn cho ông Trump về an ninh quốc gia nhiều tháng trở lại đây.
Trong quân đội, ông được biết tới như một chuyên gia tình báo sắc sảo và thẳng thắn. Ông từ chức do áp lực trong vụ việc liên lạc với Đại sứ Nga tại Mỹ trước thềm ông Trump nhậm chức.
Quan chức từng giữ kỷ lục bị sa thải sớm nhất trước khi ông Flynn “chiếm ngôi” chính là chuyên gia tình báo kiêm cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Dwight Eisenhower – ông William Harding Jackson. Ông chỉ phục vụ được vẻn vẹn 129 ngày trong chính quyền Eissenhower và bị mất chức khi đội ngũ an ninh quốc gia bị cải tổ lại.
Ngoài ra, lịch sử nội các Mỹ còn ghi nhận hai trường hợp phục vụ chưa đủ nhiệm kỳ khác là ông Thomas M.T. McKennan và Elihu Washburne. Ông McKenna là nghị sĩ dân biểu của bang Pennsylavania trong Quốc hội Mỹ. Năm 1843, ông rời khỏi Quốc hội cùng với lời thề không bao giờ quay trở lại làm việc trong chính phủ.
Tuy nhiên, 7 năm sau nhà lập pháp nổi tiếng này được đề cử làm Bộ trưởng Nội vụ Mỹ. Ông nhận lời ngay lập tức song lại thấy hối hận và đã từ chức chỉ sau 11 ngày.
Hay như trường hợp của ông Elihu Washburne, nghị sĩ bang Maine, được Tổng thống Ulysses Grant bổ nhiệm giữ chức Ngoại trưởng Mỹ năm 1969. Tuy nhiên, ông này đã bất ngờ đổ bệnh và cũng từ chức sau 11 ngày.
Ngược lại, có những quan chức lại giữ nhiệm kỳ lâu kỷ lục. Ông James Wilson từng giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp 16 năm liên tiếp, qua ba đời Tổng thống McKinley, Theodore Roosevelt và William Howard Taft. Ông Henry Kissinger cũng có tới 2.478 ngày vừa làm cố vấn an ninh vừa làm ngoại trưởng cho hai đời Tổng thống Nixon và Ford.
Theo một nghiên cứu của báo Washington Post năm 2014, tổng cộng có 13 quan chức nội các Mỹ chỉ phục vụ chưa tới 100 ngày, trong khi có 75 người rời vị trí trong vòng 1 năm được bổ nhiệm. Tính trung bình, các thành viên nội các Mỹ phục vụ xấp xỉ 1.118 ngày, chưa đầy 3 năm.