Việt Nam nằm trong những nước tiêu thụ nhiều bia rượu nhất thế giới. Trong các buổi tiệc tùng, giỗ chạp, ma chay, cưới xin, hay chỉ là những cuộc gặp mặt cuối tuần, lễ tết, người ta khó tránh khỏi việc uống rượu để hàn huyên, chuyện trò và “xả stress”.
Nhiều người có thói quen uống rượu là phải dùng kèm đồ nhắm như thịt muối, đồ nướng, lạp xưởng... Tuy nhiên, một số món ăn dùng để làm “mồi” đó lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Hạt điều hoặc lạc
Các loại hạt chứa chất dầu, bùi bùi, beo béo này thường được dùng như món “khai vị” trong các bữa nhậu.
Tuy thơm ngon nhưng chúng lại chứa một lượng cholesterol cao, kết hợp với rượu bia thì dễ gây tăng huyết áp, “bốc hỏa” khi lượng tiêu thụ quá lớn.
Khoai tây chiên
Khoai tây chiên chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ uống với bia, rượu làm sản sinh enzim thúc đẩy sự hấp thụ chất béo là nguyên nhân tăng cân mất kiểm soát sau mỗi đợt nghỉ tết.
Các sản phẩm từ sữa
Ăn các món có liên quan đến sữa khi uống rượu sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu, hạn chế lưu thông máu đến các cơ và tim.
Xúc xích xông khói
Thực phẩm hun khói chứa nhiều chất nitrosamine và phẩm màu, khi chúng kết hợp với rượu sẽ sinh ra phản ứng, tạo ra chất không chỉ gây tổn hại đến gan mà còn gây hại cho khoang miệng, thực quản, dạ dày, và niêm mạc, đồng thời có thể dẫn đến ung thư.
Nghiên cứu cho thấy, nitrosamine có độ hòa tan rất cao trong rượu và làm gia tăng khả năng ung thư thực quản, ung thư dạ dày, các loại bệnh hiểm nghèo.
Đồ nướng
Giới trẻ và nhiều gia đình hiện nay có thói quen dùng đồ nướng kèm với vài ly rượu để nhấm nháp, chuyện trò. Tuy nhiên, uống rượu kết hợp với đồ nướng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Trong quá trình nướng đồ ăn sẽ làm mất đi các chất béo, protein và một số thành phần dinh dưỡng khác. Ngoài ra, còn dễ sản sinh ra các chất gây ung thư benzen và pyển trong bữa tiệc nướng. Axit nucleic có trong thịt sau khi phân hủy sẽ gây ra các đột biến gen, cũng như có thể dẫn đến ung thư.
Cà rốt
Nghiên cứu cho thấy, chất carotene có nhiều trong cà rốt có thể phản ứng với rượu, tạo ra những chất độc cho gan, làm tổn thương gan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Do đó, bạn không nên uống rượu với các món ăn có cà rốt.
Mì trộn cay
Sợi mì dai cộng với nước sốt cay làm nên món mì trộn cuốn hút nhiều người. Tuy được nhiều người yêu thích nhưng món mì trộn cay được các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên kết hợp với rượu.
Nguyên do là để làm ra các sợi mỳ dai ngon ấy, người ta thường cho thêm phèn chua (KAl(SO4)2) – tác nhân chính làm chậm quá trình nhu động của dạ dày và giảm tốc độ lưu thông máu. Nếu rượu, cồn bị tích trữ trong máu thời gian lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Không chỉ vậy, khi rượu cồn và phèn chua tiến nhập vào cơ thể đều cần sự trợ giúp của gan để giải độc. Do đó, vừa uống rượu, vừa ăn mỳ trộn sẽ khiến gan phải hoạt động mạnh để giải độc, làm tăng gánh nặng cho gan.
Cà chua
Trong nhiều gia đình, ngày tết thường làm món salad cà chua giúp cân bằng lại hương vị cũng như chất dinh dưỡng vào cơ thể khi mà món ăn ngày tết có quá nhiều dầu mỡ.
Cà chua chứa axit tannic kết hợp với rượu có thể hình thành chấ khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột vô cùng nguy hiểm. Vì thế bạn chỉ được chọn một trong hai, hoặc có thể thay thế cà chua bằng các thực phẩm khác như rau xanh hay dưa hành để tăng cảm giác kích thích khi ăn.