Những loại trái cây hễ được hấp lên ăn sẽ công hiệu không thua kém gì “thần dược”

GD&TĐ - Được xem là bài thuốc quý do thiên nhiên ban tặng, trái cây luôn chứa các chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên ăn trái cây mỗi ngày để tăng sức đề kháng.

Những loại trái cây hễ được hấp lên ăn sẽ công hiệu không thua kém gì “thần dược”

Trái cây là món quà từ thiên nhiên ban tặng cho muôn loài, trong trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và còn có thể chữa được nhiều bệnh, nhiều nhà khoa học khuyên chúng ta nên ăn các loại trái cây chứa vitamin A, C, B,… mỗi ngày để cung cấp nguồn năng lượng quý giá.

Trái cây ngon nhất khi được sử dụng lúc còn tươi, bên cạnh đó còn được chế biến để tăng thêm tính đột phá tiềm ẩn có trong trái cây, sau đây là các loại trái cây được hấp lên và có khả năng chữa bệnh như “thần dược”.

1. Cam hấp muối

Cam chứa nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe tạo ra sức đề kháng để chống lại các loại bệnh. Với công thức cam hấp muối có thể chữa được bệnh ho, diệt khuẩn, viêm họng và đặc biệt cực kỳ tốt cho trẻ nhỏ.

Cắt phần trên của quả cam giữ lại làm nắp, cho vào phần còn khoảng 1/2 thìa cà phê muối vào phần thịt cam. Cần dùng đũa hoặc nĩa đưa muối vào sâu trong thịt cam để hương vị được hòa quyện đều.
Đậy phần nắp cam vừa cắt cho cả quả và cho cả quả vào chén. Sau đó đặt chén đựng quả cam vào trong nồi nước hấp tầm 15p.

Cách dùng: Hãy thưởng thức cả quả cam và uống lượng nước được tiết ra trong chén. Tuy nhiên, không ăn cả vỏ và chỉ dùng khi còn ấm.

Các bé dưới 1 tuổi thì mẹ nên thay muối bằng đường phèn để phù hợp với khẩu vị trẻ em, hoặc mẹ có thể đem nướng cam rồi vắt cho bé uống. Cam nướng cũng ngon không kém gì cam hấp đâu nhé!

2. Táo hấp cả vỏ

Táo được xem là thần dược, người xưa có câu “mỗi ngày một quả táo, thầy thuốc không đến nhà” do táo chứa các vitamin A, C, E. Ngoài ra còn có chất chống oxy hóa khá phong phú, ăn táo giúp nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Táo hấp cả vỏ có thể chữa được chứng tiêu chảy, giải độc, lợi tiêu hóa. Táo hấp có thể làm gia tăng lượng pectin (một loại chất xơ hòa tan trong nước, có nhiều giá trị phòng bệnh như: cầm máu, chống táo bón, sát trùng,…)

Cắt táo thành miếng nhỏ, cho vào chén, hấp trong vòng 5 phút là có thể sử dụng được, để nguội vẫn dùng được.

3. Táo tàu hấp

Táo tàu được Đông y đánh giá là loại thuốc quý bồi bổ khí huyết, có tính chất làm dịu cổ họng và nước sắt táo tàu thường được dùng trong việc điều trị chứng đau họng. Bên cạnh việc được xem là loại thuốc quý, táo tàu còn được sử dụng đa dạng trong ấm thực.

Bản chất táo tàu có vỏ khô cứng, không thích hợp cho người dạ dày kém, khi còn tươi cũng không nên ăn nhiều. Để dễ dàng thưởng thức táo tàu ta nên đem đi hấp, dễ tiêu hóa và phù hợp cho những người có lá lách và dạ vị yếu.

Ta có thể hấp táo tàu cùng kỷ tử và trứng, món này rất thích hợp với người thiếu máu, gan, thận yếu.

4. Bưởi hấp

Bưởi là trái cây quen thuộc với vùng nhiệt đới, chứa nhiều vitamin C ở dạng dễ hấp thu cực kỳ tốt, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể cũng như chống oxy hóa mạnh làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bưởi hấp làm giảm khả năng hấp thụ của kháng sinh và nhu mô ruột đối với người có dạ dày kém hoặc đang sử dụng thuốc.

Hướng dẫn hấp bưởi: Lựa trái bưởi tươi và sử dụng bỏ không sử dụng phần thịt, sau khi hấp chưng thủy ta thêm mật ong vào là có thể thưởng thức.

Chắc hẳn chúng ta cũng đã biết được trái cây có ích cho sức khỏe như thế nào và nên ăn trái cây hằng ngày như một thói quen lành mạnh, ngoài việc chứa nhiều vitamin tạo ra sức đề kháng tốt cho sức khỏe, trái cây còn được xem như là “thần dược” trong y học.

(Ảnh: Internet)

Theo phunugiadinh/bestie

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...