Những khoản chi phí của du học sinh Việt ở nước Phần Lan đắt đỏ

Bạn sẽ e dè khi nhìn thấy 1 kg cà chua Phần Lan có giá 3,99 euro (100k), 200 gram rau muống nhập từ Thái có giá 3,6euro (90k), 3 củ sả có giá 1,69 euro (40k).

Những khoản chi phí của du học sinh Việt ở nước Phần Lan đắt đỏ

Đối với mỗi du học sinh, việc tìm hiểu so sánh giá cả của nước du học với Việt nam luôn là mối quan tâm lớn. Là một nước Bắc Âu, phần lớn phải nhập khẩu từ các nước khác nên giá cả và mức sống ở Phần Lan cũng rơi vào bậc đắt đỏ nhất nhì Châu Âu. Cùng tìm hiểu về những chi phí tại đây qua chia sẻ của một du học sinh Việt đã có 8 năm theo học tại Phần Lan nhé!

Quách Phương Giang sinh năm 1987 đang theo học lấy bằng tiến sĩ ngành Quản trị du lịch tại Đại học Lapland, thành phố Rovaniemi, Phần Lan. Chị đã sống tại đất nước Châu Âu này được 8 năm và sở hữu một kho kinh nghiệm quý giá để tư vấn cho những học sinh Việt có ý định đi du học Phần Lan.

Quách Phương Giang sinh năm 1987 đang theo học lấy bằng tiến sĩ ngành Quản trị du lịch tại Đại học Lapland, thành phố Rovaniemi, Phần Lan. Chị đã sống tại đất nước Châu Âu này được 8 năm và sở hữu một kho kinh nghiệm quý giá để tư vấn cho những học sinh Việt có ý định đi du học Phần Lan.

Chi phí học tập

Theo Phương Giang, ở Phần Lan, sinh viên có thể mượn sách ở thư viện, đọc sách online hoặc in bài mà không cần phải trả bất kỳ loại phí nào. Nếu không có trợ cấp từ chính phủ, trung bình một sinh viên mỗi năm sẽ tốn khoảng 8.000 euros (200 triệu đồng) theo học đại học, tức là sẽ phải tự trả 24.000-32.000 euros (600-800 triệu đồng) cho 3-4 năm học đại học.

Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội đi trao đổi văn hóa ở một trường ngoài Phần Lan có liên kết với trường họ đang theo học. Các sinh viên này sẽ được trợ cấp một khoản nho nhỏ hàng tháng từ chương trình trao đổi của Liên minh châu Âu (tầm 250-330 euros) và phí hỗ trợ đi lại từ chính phủ Phần Lan (tầm 400-1.000 euros).

12021958-10153118339827322-154-3466-6545

Phòng học hiện đại ở đất nước Phần Lan.

Người Phần Lan tin rằng nền giáo dục không đặt nặng vấn đề tài chính có thể tạo cơ hội cho mỗi cá nhân phát triển hết khả năng sáng tạo và tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi vậy, Phần Lan được biết đến như một đất nước ‘‘free education’’ mà không ít người vẫn truyền tai nhau rằng đây là "nền giáo dục miễn phí". Cũng có nhiều người hiểu đó là "nền giáo dục tự do", nơi học sinh, sinh viên được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển.

Chi phí sinh hoạt

Mỗi năm sinh viên nước ngoài tại Phần Lan đều phải nộp bảng điểm, giấy chứng nhận bảo hiểm và chứng minh tài chính để xin residence permit (thẻ cư trú) tại Phần Lan. Từ đầu năm 2013 chính phủ đã nâng mức chứng minh tài chính khi xin residence permit (thẻ cư trú) lên mức 6.720 euros/năm tức là mỗi sinh viên ước tính cần 560 euros/tháng để đáp ứng sinh hoạt phí ở đây.

Vấn đề sinh hoạt phí thực tế khá linh hoạt vì còn phụ thuộc vào khả năng tài chính và phong cách tiêu dùng của mỗi người. Chi phí trung bình dao động từ 400-600 euros/ tháng (10-15 triệu đồng) còn nếu ăn uống tiết kiệm sẽ vào khoảng 250-400 euros/ tháng (6,5-10 triệu đồng).

12021847-10153118337947322-626-6413-3475

Chị Phương Giang đã có nhiều trải nghiệm thú vị ở đất nước Phần Lan trong 8 năm sinh sống và học tập tại đây.

Mỗi sinh viên ở một phòng riêng (14m2) (trong căn hộ chung có tầm 3-4 phòng) sẽ tốn khoảng 250 euros/tháng (6,5 triệu đồng) bao gồm cả điện, nước, internet và cả phí bảo trì căn hộ. Nếu may mắn các bạn sinh viên có thể thuê được nhà dân và ở chung với 2-3 bạn khác thì giá nhà hàng tháng có thể chỉ còn 100-150 euros/người. Nói là may mắn bởi thông thường người Phần Lan sẽ ưu tiên cho người bản địa thuê hơn bởi tính họ cẩn thận, không thích ồn ào và quan trọng hơn là hợp đồng thuê nhà với người bản địa sẽ dài hạn hơn so với các bạn quốc tế.

Khi đi chợ ở đây, bạn có thể sẽ e dè khi nhìn thấy 1 kg cà chua Phần Lan có giá 3,99 euro (100k), 200 gram rau muống nhập từ Thái có giá 3,6euro (90k), 3 củ xả có giá 1,69 euro (40k). Nhưng bù lại thịt gà, thịt lợn hoặc thịt bò cũng không quá đắt so với Việt Nam. Đặc biệt, các hệ thống siêu thị luôn có chính sách khuyến mại hàng tuần nên bạn có thể dễ dàng chọn lựa những món đồ hợp lý cho mình.Sinh viên ở Phần Lan cũng được giảm giá khi ăn ở trường, đi tàu xe hay đi mua đồ ở một số cửa hàng.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.