Những hiệu trưởng đón đầu đổi mới giáo dục

GD&TĐ - Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, hiệu trưởng sẽ gánh trên vai trách nhiệm lớn trong việc tổ chức thực hiện dạy và học, đổi mới dạy học truyền thụ nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực HS...

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp cùng HS Trường THPT Yên Hòa trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp cùng HS Trường THPT Yên Hòa trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Tâm huyết mọi hoạt động nhà trường

Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), để chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường chủ động và sáng tạo xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS. 12 bộ môn đều xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở khung chương trình của Bộ GD&ĐT, bám sát mục tiêu giáo dục giáo dục của nhà trường.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa.

Mỗi năm học, kế hoạch giáo dục nhà trường phải được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật... về cấu trúc, nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động học để phù hợp với kiến thứ, xu hướng đổi mới, điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương.

Phương pháp kiểm tra đánh giá đi theo xu hướng đánh giá quá trình người học, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; không chỉ là các chủ đề đơn môn mà các chủ đề liên môn được xây dựng và thực hiện. Đa số các chủ đề đều được tổ chức ngoài lớp học theo hình thức trải nghiệm sáng tạo như xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức, báo cáo kết quả…

Cô Nhiếp chia sẻ: Nếu như 3 năm học trước, kế hoạch giáo dục nhà trường chủ yếu là các chủ đề đơn môn, từ năm học 2018 - 2019, các chủ đề liên môn được xây dựng và thực hiện ở nhiều bộ môn. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được rà soát, xây dựng hàng năm, ngày càng khẳng định chất lượng.

Nhờ xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường từ năm học 2018 - 2019, 95% HS Yên Hòa khi ra trường có  chứng chỉ Tin học văn phòng quốc tế MOS; năm học 2019 -2020 có 25% HS lớp 12 có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu IELTS 5.5.

Tại trường Yên Hòa, HS được phát huy phẩm chất và năng lực qua các chủ đề dạy học trải nghiệm sáng tạo (được điều chỉnh và đổi mới hàng năm). HS được giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống thường xuyên và đổi mới qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp… mà ở đó các em là người thiết kế, tổ chức và chủ động thể hiện chủ đề, thầy cô chỉ là người đứng sau tư vấn và định hướng.  Nhờ đó, HS Trường THPT Yên Hòa không chỉ được biết đến bởi thành tích học tập qua các kỳ thi quốc tế, quốc gia, thành phố mà còn ngày càng khẳng định về sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động cộng đồng, tập thể, được các cấp quản lý và cha mẹ HS ghi nhận, đánh giá cao. 

Cô Nguyễn Thị Nhâm Huyền - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).
Cô Nguyễn Thị Nhâm Huyền - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Tiên phong dạy ngoại ngữ

Từ  trường THPT chỉ nằm trong tốp 10 của Hà Nội những năm gần đây, Trường THPT Phan Đình Phùng  vươn lên tốp 3 những trường có điểm thi đầu vào cao nhất. HS Phan Đình Phùng không chỉ giỏi văn hóa mà còn có nhiều kĩ năng mềm khác.

Với vai trò là quản lý nhà trường, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhâm Huyền cùng ban giám hiệu (BGH)  đề ra nhiều giải pháp hay mang lại hiệu quả cao, thiết thực trong công tác giáo dục. Đặc biệt, nhà trường đã tiên phong trong việc bắt nhịp với Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cụ thể, BGH nhà trường tổ chức nhiều hoạt động đổi mới hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, trong đó, chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ GV trẻ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và giảng dạy; nâng cao chất lượng bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu; xây dựng mô hình sinh hoạt các câu lạc bộ đa dạng; kết hợp với giáo dục truyền thống nhà trường và giáo dục kỹ năng sống cho HS.

Cô Huyền tâm huyết nhất là mô hình liên kết quốc tế được triển khai tại Trường THPT Phan Đình Phùng từ nhiều năm qua. Mô hình đã đáp ứng xu hướng phát triển giáo dục tiên tiến và tạo cơ hội cho HS THPT khi hết lớp 12 vừa hoàn thành xuất sắc chương trình THPT, vừa đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS để xét tuyển vào các trường đại học hàng đầu của Việt Nam cũng như lấy học bổng du học nước ngoài.

Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng trong một giờ học.
Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng trong một giờ học.

Cô Huyền nhớ lại: Thời gian đầu triển khai, nhà trường gặp  nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Khóa tuyển sinh đầu tiên, chỉ có 28 HS đăng kí học vì các em chưa hiểu rõ về chương trình, lợi ích chương trình mang lại. Thêm vào đó, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chương trình khá “nặng” so với chương trình bình thường, khả năng đỗ đại học không cao...

Bởi vậy, các thầy cô rất vất vả, liên tục phải giải quyết những thắc mắc của phụ huynh về chương trình, giúp HS yên tâm khi theo học. Để phát triển được chương trình, nhà trường phải cam kết chuẩn đầu ra cho HS, tăng cường các tiết học ngoại khóa, trải nghiệm, tăng cường giáo dục kĩ năng mềm cho HS.

Vào tháng 3 hàng năm, nhà trường đã mời các trường Đại học lớn ở trong nước đến tiếp nhận HS vì chuẩn đầu ra của các em là IELTS 5.5; số HS đạt 6,5 trở lên rất cao. Năm học vừa rồi, có 34 em được tuyển thẳng vào các trường đại học tốp đầu. Do đó, phụ huynh đã tin tưởng vào chương trình của nhà trường, yên tâm gửi con em mình theo học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.