Những "gót sen" kỳ dị của hủ tục bó chân ở Trung Quốc

Gần một thế kỷ sau khi tục bó chân được phá bỏ ở Trung Quốc, người ta vẫn bắt gặp nhiều cụ bà ở tỉnh Quý Châu, tây nam nước này, có đôi chân dị biệt do hủ tục lâu đời.

Những "gót sen" kỳ dị của hủ tục bó chân ở Trung Quốc
Nhung

Những phụ nữ lớn tuổi ở huyện Weining Yi, Hui và Miao Autonomous, thành phố Bijie, tỉnh Quý Châu là những người cuối cùng ở Trung Quốc có đôi chân “kỳ dị” do tục bó chân từ thời xưa.

Nhung

Đôi chân của một cụ bà bị biến dạng hoàn toàn sau hàng chục năm bó chân. Bên cạnh tiệm thuốc phiện, ghế sedan và thuyền cánh dơi, phụ nữ với đôi chân bó chặt từng là khuôn mẫu trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến, theo SCMP.

Tục bó chân được cho là hình thành ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 10. Theo cách lý giải của người Trung Quốc thời phong kiến, bó chân không chỉ giúp phụ nữ trở nên quyến rũ, mà còn có thể giúp họ thăng hoa trong đời sống tình dục.

Nhung

Phụ nữ bắt đầu bó chân từ khi còn là những bé gái từ 4 tới 9 tuổi. Họ phải trải qua nhiều đau đớn để có được "gót chân hoa sen". Tập tục này phổ biến nhất vào đầu thế kỷ 20 và bị cấm từ năm 1911.

Nhung

Để giữ phần xương biến dạng, người ta bó bàn chân sao cho chúng chui vừa đôi giày nhỏ. Khi họ tháo băng, mùi khó chịu xuất hiện. Ngón chân họ biến dạng và mưng mủ, đặc biệt vào những ngày trời nóng.

Nhung

Để làm mềm đôi chân trong quá trình bó, người ta thường ngâm chân trong hỗn hợp các loại thảo mộc và máu động vật.

Nhung

Sau khi ngâm chân, những người phụ nữ sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân. Xương vòm bàn chân bị bẻ gẫy rồi cả bàn chân được quấn lại thật chặt trong băng vải.

Nhung

Trong những năm 30 của thế kỷ 20, người ta vẫn có thể gặp những phụ nữ cao tuổi với đôi chân bó chặt, đặc biệt tại các khu vực nông thôn Trung Quốc. Nhiều phụ nữ bị tàn tật lâu năm là hậu quả của hủ tục này.

Theo GĐ&PL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.