Những đường hầm dưới nước dài nhất thế giới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để phục vụ việc di chuyển và giao thương, các quốc gia trên thế giới đã xây dựng những đường hầm dài và sâu dưới nước.

Vòng xuyến tại đường hầm Eysturoyartunnilin.
Vòng xuyến tại đường hầm Eysturoyartunnilin.

Nhiều đường hầm có giá trị cả về kiến trúc, du lịch và thương mại.

Đường hầm Seikan

Nối liền các đảo Honshu và Hokkaido, Nhật Bản, Seikan là đường hầm sắt dưới biển dài nhất thế giới. Công trình có nguồn gốc từ năm 1954, khi phà là phương tiện giao thông chính giữa hai đảo. Tuy nhiên, thời điểm này một trận bão mạnh cướp đi hơn 1.400 sinh mạng ở eo biển Tsugaru, các kỹ sư phải tìm kiếm giải pháp an toàn hơn. Sau khi cân nhắc thời tiết khó lường, họ đã xây dựng một đường hầm thay vì cầu nối các hòn đảo.

Đường hầm Seikan được hoàn thành vào năm 1988, dài 53,85 km và nằm ở độ sâu 240m dưới mực nước biển, bao gồm hai nhà ga Tappi Kaitei trên đảo Honshu và Yoshioka Kaitei trên đảo Hokkaido.

Đó là nhà ga đầu tiên được xây dựng dưới biển và đóng vai trò là điểm thoát hiểm khẩn cấp trong trường hợp xảy ra thảm họa. Ngày nay, đường hầm Seikan chủ yếu đón các chuyến tàu chở hàng, khiến đường hầm trở thành trung tâm chủ chốt để vận chuyển hàng hóa nông nghiệp.

Hầm Seikan là đường hầm sắt dưới biển dài nhất thế giới.

Hầm Seikan là đường hầm sắt dưới biển dài nhất thế giới.

Đường hầm eo biển Channel

Trải dài 50,49 km, nối liền thị trấn Folkestone (Anh), với thị trấn Coquelles (Pháp), đường hầm eo biển Channel là dự án hợp tác giữa Anh và Pháp. Hai nước thống nhất xây dựng đường hầm đường sắt thay cầu dài để kết nối giao thông.

Đường hầm được xây dựng vào những năm 1987 - 1988, ở hai bên eo biển Dover và hoàn thiện vào năm 1991. Đường hầm chính thức đi vào hoạt động vào ngày 6/5/1994. Ngày nay, đường hầm đón hơn 10 triệu lượt khách mỗi năm và hơn 1,6 triệu xe tải. Channel được thiết kế là sự kết hợp của hai đường hầm sắt đơn và một đường hầm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông hai chiều.

Đường hầm xuyên vịnh Tokyo

Đường hầm qua vịnh Tokyo (Bay Aqua-Line) là dự án hạ tầng đầy ấn tượng tại Nhật Bản. Trước đây, người dân muốn đi lại giữa hai thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa và Kisarazu, tỉnh Chiba phải đi phà nhưng đường hầm Aqua đã giúp giảm thiểu thời gian và thuận tiện cho việc di chuyển.

Công trình bao gồm một cây cầu dài 4,4 km và một đường hầm dài 9,6 km băng qua vịnh Tokyo. Phần nối giữa cây cầu và đường hầm gọi là Umi-Hotaru, một bến đậu đa năng và phần còn lại được thiết kế nhô ra vịnh Tokyo. Umi-Hotaru cũng là nơi đặt khu nghỉ dưỡng trên biển đầu tiên ở Nhật Bản.

Hầm Aqua gồm một cây cầu và đường hầm băng qua vịnh Tokyo, Nhật Bản.

Hầm Aqua gồm một cây cầu và đường hầm băng qua vịnh Tokyo, Nhật Bản.

Đường hầm Ryfast

Nằm ở quận Rogaland (Na Uy), hệ thống Ryfast bao gồm hai đường hầm với tổng chiều dài kết hợp là 14,3 km dưới biển. Hệ thống có hai làn gồm đường hầm Solbakk (còn gọi là Ryfylke) di chuyển từ Solbakk tới đảo Hundvag, Stavanger và đường hầm Hundvag với hầm cao tốc dưới lòng đất.

Công trình này nối liền hai thị trấn Strand và Hjelmeland. Việc xây dựng hệ thống đường hầm Ryfast kéo dài một thập kỷ, đào hơn 2,5 triệu m3 đá. Công trình giữ kỷ lục là hầm đường bộ dưới biển sâu nhất thế giới khi nằm ở độ sâu 292m bên dưới mực nước biển. Đi vào hoạt động từ năm 2020, hệ thống đường hầm này đã thay cho phà Høgsjorden.

Đường hầm Eysturoyartunnilin

Khánh thành năm 2020, Eysturoyartunnilin, còn gọi là đường hầm Eysturoy dài 11,2 km nằm bên dưới vùng Bắc Đại Tây Dương. Công trình này nối hai đảo lớn nhất trong quần đảo Faroe là Streymoy và Eyssturoy. Tại điểm sâu nhất, đường hầm dưới biển này nằm ở 189m bên dưới đáy biển.

Đây là mạng lưới gồm 3 đường ống, nhưng phần độc đáo nhất là đoạn giao nhau đầy màu sắc ở trung tâm đường hầm. Đây cũng là vòng xuyến dưới đáy biển đầu tiên và duy nhất trên thế giới. Vòng xuyến này là một thành tựu kỹ thuật đặc biệt, được thắp sáng bằng đèn nhiều màu, một bức tượng và có nhạc đi kèm.

Đường hầm Eiksund

Tọa lạc hạt Møre og Romsdal, Na Uy, đường hầm Eiksund dài 7,68 km giữa đất liền Na Uy và đảo Hareidlandet, ngoài khơi biển Møre og Romsdal. Đường hầm nằm trong dự án bao gồm ba đường hầm và một cây cầu nối nhiều hòn đảo với đất liền. Hoạt động từ năm 2008, đường hầm đóng vai trò thay thế cho tuyến phà nối các đảo Hareidlandet và Ulstein.

Quá trình xây dựng đường hầm Eiksund không hề đơn giản. Địa chất nơi xây dựng là đá xanh, vốn dễ bị lở đất. Để khắc phục điều này, các kỹ sư đã khoan và đóng các bu lông thép vào đá, gọi là kỹ thuật chốt đá, để gia cố các bức tường của đường hầm Eiksund giúp giảm thời gian di chuyển giữa hai hòn đảo từ 45 phút xuống chỉ còn 10 phút. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế ở khu vực xung quanh.

Đường hầm vịnh Thanh Đảo Giao Châu

Đây là hầm đường bộ dưới biển nằm tại tỉnh Sơn Đông, phía Đông Trung Quốc, chạy bên dưới vịnh Giao Châu, nối hai quận Hoàng Đảo và Shinan. Đường hầm dài 7,8 km, sâu khoảng 41,94m, bao gồm những đoạn nằm dưới lòng đất và dưới biển. Trung Quốc đang xây dựng đường hầm vịnh Thanh Đảo Giao Châu thứ hai để tăng cường khả năng kết nối các khu vực ở Thanh Đảo. Đường hầm mới dự kiến dài 15,87 km, có 6 làn xe ở hai hướng.

Đường hầm North Cape

North Cape là một trong những đường hầm dưới biển và dài nhất Na Uy với chiều dài là 6,9 km và sâu 212m dưới mực nước biển. Nằm tại thị trấn Nordkapp, hạt Troms og Finnmark, công trình này trải dài qua eo biển Magerøysundet, nối phần đất liền Na Uy với thị trấn Honningsvåg và các điểm du lịch ở North Cape.

Để đối phó với mùa Đông lạnh giá, đường hầm có cửa chống đóng băng tự động, gọi là “kuldeport”. Những cánh cửa này tự động bịt kín các miệng đường hầm vào mùa Đông, ngăn chặn nước rò rỉ và đóng băng, gây nguy hiểm cho phương tiện di chuyển.

Theo IE)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ