Sau đây là một trong số những khu vực được liệt kê vào danh sách di chuyển tốn kém và đáng ngại nhất trên thế giới:
Ấn Độ
Ấn Độ là nước đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc với số dân hơn một tỷ người. Chính vì thế, ở các đô thị này, các loại phương tiện giao thông “luôn chen lấn xô đẩy nhau”, đặc biệt người trên các đoàn tàu.
Sao Paulo, Brazil
Một số đô thị ở Sao Paulo còn được mệnh danh là “đô thị tắc nghẽn”. Sự ùn tắc giao thông ở Sao Paulo kéo dài ở mức độ quá lớn với những “con rắn” xếp hàng khổng lồ trên những tuyến đường.
Hiện tại, cũng đã có đài phát thanh đặc biệt dành riêng để báo cáo tình trạng giao thông của thành phố và nhờ vậy, ở đây cũng đỡ tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn ở đây vẫn nằm trong hàng top thế giới. Khi được phỏng vấn, có một cô gái đã nói với đài BBC rằng cô ấy đã dành gần 4 giờ mỗi ngày trong xe để di chuyển từ nhà đến nơi làm việc do tắc nghẽn.
Bắc Kinh
Có lẽ Bắc Kinh và nhiều đô thị khác của Trung Quốc có độ ồn nhất bởi ở đây họ vẫn còn sử dụng những phương tiện di chuyển lạc hậu, khá lỗi thời (dù không phải trên mọi tuyến phố) và điều đó gây cực kỳ khó chịu cho người dân đô thị.
Venice
Thành phố cổ kính của Italy có diện tích 414,5km2 nhưng có số dân chỉ 264.580 người. Venice có tổng cộng 118 hòn đảo nhỏ, chia tách bởi rất nhiều kênh đào và kết nối với nhau bởi những cây cầu. Toàn bộ thành phố này được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa của thế giới.
Nhiều đô thị trên nước Nga
Sự thật di chuyển ở nước Nga ngày trước không đến nỗi tệ nhưng ngày nay, với sự đổi mới nhiều khía cạnh, Nga trở thành nỗi sợ hãi cho nhiều người bởi những trường hợp như hỏng hóc xe giữa đường (do quá cũ kỹ), cây đổ một cách tự nhiên và rất thường xuyên chắn ngang mọi hoạt động di chuyển. Điều này gây không ít khó khăn cho sự di chuyển hàng ngày của du khách.
London
Thủ đô của Vương quốc Anh rộng 1.572km2, dân số 8.600.000 người. London là thành phố toàn cầu, có ảnh hưởng lớn về mặt chính trị, văn hóa, giáo dục, truyền thông, nghệ thuật đối với châu Âu và toàn thế giới. Nơi đây cùng với New York là trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu.
Có gì sai với London, hẳn ai đó sẽ thắc mắc? London không tồi tệ trong ô nhiễm tiếng ồn cũng không kém phần hiện đại trong hạ tầng giao thông mà ngược lại giao thông ở đây rất sang trọng.
Hệ thống xe lửa lúc nào cũng đúng giờ và di chuyển êm nhẹ, vô cùng tiện lợi. Vậy thì sao? Đó chính bởi London là thành phố đi lại đắt nhất trên thế giới, một giá vé cho hành trình đi lại ngắn, bình thường cũng lấy đi một khoản cực lớn so với các đô thị khác trên thế giới và đây chính là lý do du khách rất ngại di chuyển.
Thành phố này “nổi tiếng” với hệ thống giao thông công cộng thường xuyên bị trong tình trạng quá tải, lỗi thời và đắt tiền. Theo dữ liệu thống kê từ các chuyên gia của Expert Market, bình quân người dân London phải bỏ ra tới 365,82 USD, tương đương 13% thu nhập của họ cho việc đi làm mỗi ngày.
Paris
Thủ đô của nước Pháp có diện tích 105 km2, dân số hơn 2,2 triệu người. Đây được gọi là “Kinh đô ánh sáng”, là trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn bậc nhất của thế giới, là nơi đặt trụ sở chính của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như UNESCO, OECD… Paris cũng là một trong những trung tâm trung chuyển lớn nhất trên thế giới.
Hệ thống tàu điện ngầm Metro tại Paris đã lâu đời và người dân có thể lựa chọn Metro hoặc nhiều phương tiện công cộng khác một cách rất tiện lợi.
Tuy nhiên, chi phí của nó không đơn giản đối với những du khách hạn hẹp về tài chính. Còn đối với người dân nơi đây, theo ước tính trung bình việc di chuyển hàng ngày tới cơ quan tiêu tốn 11% thu nhập của người lao động nơi đây.