Những câu hỏi “oái oăm” đến các nhà khoa học điên đầu!

Từ vũ trụ rộng lớn cho đến việc tại sao con người chúng ta bị ngáp lây, tất cả các câu hỏi dưới đây đều khiến các nhà khoa học thực sự "điên đầu".

Những câu hỏi “oái oăm” đến các nhà khoa học điên đầu!

Khoa học hiện đại đã có nhiều phát kiến vĩ đại làm thay đổi cuộc sống nhân loại từng tháng từng năm, lý giải được nhiều hiện tượng tự nhiên, khám phá ra nhiều điều bí ẩn.

Tuy nhiên, có những vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản tồn tại từ xưa đến nay vẫn khiến các nhà khoa học “bó tay”, không thể lý giải thỏa đáng được.

Sau đây là 7 câu hỏi đơn giản mà lại “hóc búa” nhất thời đại:

7. Vũ trụ to hay nhỏ đến thế nào?

Những câu hỏi “oái oăm” đến các nhà khoa học điên đầu! ảnh 1
 Các nhà khoa học có thể tính toán được kích thước của các hành tinh trong vũ trụ, như Trái Đất, Mặt Trời… dựa vào những gì trong tầm quan sát.

Thậm chí, họ có thể tính toán được kích thước của một thiên hà cách Trái Đất 46,5 tỷ năm ánh sáng.

Tuy nhiên, do tầm quan sát có hạn, các nhà khoa học không thể quan sát toàn bộ vũ trụ, không thể thấy được giới hạn của vũ trụ.

Các nhà khoa học cho rằng vũ trụ bao la rộng lớn hơn chúng ta tưởng. Những gì nhân loại đã phát hiện ra mới chỉ là một phần của vũ trụ.

Có thể vẫn còn những thiên hà, hành tinh, ngôi sao tồn tại từ lâu hoặc mới hình thành chưa được biết đến.

Do đó, khoa học không thể giải đáp được câu hỏi “vũ trụ to hay bé đến thế nào?”

6. Tại sao đi trên băng lại bị trơn trượt?

Những câu hỏi “oái oăm” đến các nhà khoa học điên đầu! ảnh 2

Chắc bạn đã trải qua cảm giác trơn trượt khi đi trên băng. Khoa học đã lý giải rằng: Do áp suất của chân hay ván trượt làm lớp băng bên trên tan chảy.

Nhưng lời giải thích này chưa hẳn đã đúng. Người có trọng lượng trung bình vẫn không thể làm sản sinh ra áp suất đủ để làm lớp băng bên trên tan chảy.

Các nhà khoa học đặt ra giả thiết: Ma sát ván trượt di chuyển trên băng làm nó tan chảy.

Nghe có vẻ giả thiết này chưa thỏa đáng vì khi người đứng yên trên băng vẫn bị trơn trượt, thậm chí còn dễ bị ngã hơn khi di chuyển.

Cả hai lời giải thích trên đều chưa có sức thuyết phục khiến các nhà khoa học lại phải nghiên cứu tìm ra lời giải thích khác.

Họ đưa ra lời giải thích khác nghe có vẻ hợp lý nhất rằng: Lớp băng trên cùng rất cứng, không phải là chất lỏng, được gọi là “vỏ siêu cứng”.

Sự liên kết giữa các phân tử nước trong lớp vỏ bị căng ra nhưng không vỡ như với chất lỏng. Sự kéo dài của liên kết các phân tử nước có thể làm sản sinh ra điện trường gây trơn trượt để loại bỏ tác động của người lên băng.

Lời giải thích này rất phức tạp nhưng vẫn chưa hẳn đã đúng, chưa lý giải thỏa đáng. Cho nên con người và động vật vẫn bị trơn trượt, vẫn phải gắng gượng đi trên băng mà không biết vì sao.

5. Vì sao những hạt lớn lại nổi lên trên?

Những câu hỏi “oái oăm” đến các nhà khoa học điên đầu! ảnh 3

Có một hiện tượng quen thuộc, chúng ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày, song không thể lý giải được.

Giả sử bạn trộn đều một số loại hạt ngũ cốc vào với nhau, vì sao loại hạt to như hạt lạc lại nổi lên trên? Loại hạt nhỏ như hạt gạo lại chìm xuống dưới?

Nghe có vẻ trái ngược với quy luật về trọng lượng: Vật to thường chìm xuống dưới.

Tuy nhiên, trong bát ngũ cốc trộn, hạt nhỏ rơi xuống qua khe giữa các hạt to và bị tụt xuống dưới.

Một số người lý giải bằng quy luật đối lưu hay đó là sự di chuyển từ trạng thái năng lượng cao sang trạng thái năng lượng thấp.

Nghe có vẻ hợp lý về lý thuyết, nhưng chúng ta không thể đưa ra phép tính cụ thể. Không có chương trình máy tính hay công thức nào đưa ra được dự tính lực hay tái sinh phát lực làm các hạt nhỏ rơi xuống.

Các nhà khoa học đã vận dụng kiến thức về nhiều lĩnh vực khoa học, từ vật lý học thiên thể đến địa chất học, vẫn không thể giải thích được “vì sao trong hỗn hợp: Các vật to nổi lên, các vật nhỏ chìm xuống?”

4. Tại sao chúng ta thích nghe nhạc?

Những câu hỏi “oái oăm” đến các nhà khoa học điên đầu! ảnh 4

Âm nhạc là một phần của cuộc sống con người. Chắc hẳn có lúc bạn băn khoăn với câu hỏi “vì sao âm nhạc có sức hút như thế?” Nhiều người đã tìm cách lý giải nhưng không ai thấy thỏa đáng.

Có nhiều thể loại nhạc phù hợp với tâm trạng khác nhau của mỗi người.

Có người cho rằng chúng ta thích nghe nhạc vì ca từ như là “thức ăn của tình cảm”. Âm nhạc tác động vào máu thịt, vào hành vi của con người.

Điều này giải thích vì sao nhạc công khi chơi nhạc hay lắc lư đầu, như mê đắm, quên hết mọi thứ.

Nhưng lời giải thích này chưa đúng với tất cả các trường hợp. Có lúc âm nhạc được dùng để đánh thức tâm hồn như nhạc thánh ca.

Âm nhạc có thể khuấy động bầu không khí, kích thích con người hưng phấn, như nhạc rock. Và ngược lại, nhạc buồn làm người nghe buồn bã, ủ rũ. Điều này trái ngược với giả thiết trên.

Cho nên, chưa ai lý giải đầy đủ được sức hút kỳ lạ của âm nhạc.

3. Vì sao bướm đêm cứ đâm bổ vào đèn?

Những câu hỏi “oái oăm” đến các nhà khoa học điên đầu! ảnh 5

Chúng ta đã biết bướm đêm thích ánh sáng, nhưng vì sao nó lại cứ đâm đầu vào ánh sáng nhân tạo?

Có giả thiết cho rằng bướm đêm vốn có thị giác tốt và có thể sử dụng ánh sáng của trăng và các ngôi sao để định hướng, trong khi ánh đèn xe lại quá sáng so với nguồn sáng tự nhiên làm chúng hoảng sợ và bay vòng tròn dẫn tới đâm bổ vào đèn.

Một giả thuyết khác cho rằng, bướm đêm tưởng nhầm đèn là bông hoa nở ban đêm và lao vào để tìm kiếm thức ăn.

Những loài hoa nở ban đêm thường có màu trắng để có thể tận dụng hết mức ánh sáng ban đêm nhằm thu hút các loài ong, bướm để giúp cho quá trình thụ phấn.

Giả thuyết cuối cùng cho rằng bướm đêm đã có thể bị hỏng mắt do ánh sáng quá mạnh so với bình thường, như ánh sáng của đèn pha.

Điều này khiến mắt nó không thể điều chỉnh để có thể phân biệt được các vật trong bóng tối nữa mà chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng từ đèn pha. Do vậy nó đâm bổ về phía đèn pha.

Bạn thấy lời giải thích nào xác đáng nhất hay vẫn băn khoăn với câu hỏi: “Vì sao bướm đêm cứ đâm bổ vào đèn?”.

2. Tại sao chúng ta cứ bắt chước nhau ngáp?

Những câu hỏi “oái oăm” đến các nhà khoa học điên đầu! ảnh 6

Các nhà nghiên cứu cho rằng ngáp vốn dĩ không lây lan ở người. Nhưng thực tế cho thấy rõ ràng một người ngáp, khiến cho những người xung quanh cũng ngáp theo.

Đó không phải là hiện tượng lạ, chỉ do con người bắt chước nhau.

Quét não bộ con người cho thấy người này hiểu suy nghĩ và cảm giác của người kia. Giả thuyết về não bộ cho rằng: Người ta ngáp liên hoàn do não bộ nắm bắt và đồng cảm với hành động của người khác.

Giả thuyết này có vẻ hợp lý, song vì sao lại ngáp?

Chúng ta thật sự không biết vì sao có người ngáp đầu tiên để những người khác ngáp theo. Có lẽ khóc và cười dễ gây sự đồng cảm hơn là ngáp.

Giải thuyết nào cũng chưa giải đáp được: Ngáp theo người khác do bắt chước hay bị lây? Tôi cá bạn ngáp ít nhất là một lần khi đọc bài này.

1. Máy tính sẽ chạy nhanh đến thế nào?

Những câu hỏi “oái oăm” đến các nhà khoa học điên đầu! ảnh 7
 Các thiết bị công nghệ đang phát triển theo xu hướng nhỏ hơn, nhanh hơn, mạnh hơn nhưng đếu đâu là giới hạn?

Định luật của Moore cho rằng: Các thiết bị công nghệ sẽ phát triển theo xu hướng kích thước thu nhỏ lại một phần hai, tốc độ mỗi năm mạnh lên gấp đôi.

Sự phát triển của các bộ vi xử lý khiến máy máy tính ngày càng chạy nhanh hơn, chạy siêu nha, không biết đến đâu là giới hạn. Không biết con người có phải tự hack bộ não để theo kịp máy tính không?

Có giả thuyết cho rằng, thiết bị công nghệ sẽ ngày càng nhỏ hơn và cho phép con người tiến sâu vào vũ trụ hơn.

Tuy nhiên, công nghệ luôn phát triển và thay đổi qua từng ngày từng tháng, không ai có thể dự đoán chính xác và đầy đủ được công nghệ sẽ phát triển ra sao.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ