Đàn khỉ nuôi em bé
Vào năm 1998, một cậu bé 2 tuổi tên là John Ssabunnya ở làng Bambo, Uganda bị lạc vào rừng, được một bầy khỉ cứu sống và nuôi nấng cậu như một thành viên trong bầy.
Ba năm sau, năm 1991, người dân làng phát hiện ra trong quần thể khỉ xanh sinh sống trong rừng có một sinh vật rất giống người. Sinh vật này dính đầy bụi đất, râu tóc dài thậm thượt, phủ đầy rận.
Sau khi bị bắt và đem tắm rửa sạch sẽ, người ta phát hiện ra rằng cậu bé chính là John Ssabunnya.
Ảnh minh họa
Từ ngày được dân làng mang về, cậu bé được trại trẻ mồ côi Kamuzinda Christian nuôi dưỡng và tập luyện những phong cách sống của con người.
Điểm nổi bật nhất ở cậu bé này chính là giọng hát rất trong trẻo. Hiện cậu đang là giọng ca khá nhất trong dàn đồng ca của nhà thờ.
Khỉ cứu trẻ nhỏ
Vào năm 1996, một con khỉ cái ở vườn bách thú brookfield (thuộc bang Chicago, Mỹ) đã lập công cứu mạng một bé trai 3 tuổi.
Bé trai vì quá mải xem thú nên đã ngã vào khu vực nuôi khỉ Gô-ri từ độ cao 6 mét, bất tỉnh ngay trên một tảng đá trong chuồng khỉ.
Hình ảnh cô khỉ cái cứu trẻ nhỏ từng gây chấn động
Ngay lập tức, "chị" khỉ Bin-ni-Jua rời khỏi bầy, chạy vội đến bế bé trai lên một cách dịu dàng khéo léo, rồi ôm chặt vào lòng, mang đến đặt trước cửa ra vào để nhân viên bảo vệ vườn thú đến ôm em bé đi. Chú bé thoát hiểm, chỉ gãy một cổ tay, và sau đó được cứu chữa lành lặn.
Nhờ thành tích cứu trẻ nhỏ này, tạp chí Newsweek bình chọn cô khỉ Bin-ni Jua là "vị anh hùng của năm 1996".
Loài khỉ có môi trái tim căng mọng như phẫu thuật thẩm mỹ
Vào cuối năm 2015, trong báo cáo trên tạp chí Royal Society Open Science, nhiều chuyên gia Trung Quốc đã gây bất ngờ khi công bố về đặc tính cực thú vị của loài khỉ mũi hếch đen trắng trước và sau mùa giao phối.
Được biết, loài vật này chỉ sống theo từng nhóm nhỏ với chỉ một con đực duy nhất nhưng chúng thường kết hợp với nhiều nhóm khác thành bầy đàn gồm 500 cá thể.
Trong quần thể lớn, khỉ chưa trưởng thành sẽ bị xếp vào nhóm khỉ đực chưa giao phối và không được phép tiếp xúc với con cái.
Khỉ có đôi môi trái tim
Sau khi nghiên cứu tập tính của 15 con khỉ đực, người ta thấy rằng cứ đến mùa giao phối, đôi môi của chúng sẽ tự động căng mọng, đầy đặn hơn bình thường.
Đặc biệt, môi càng sáng thì chúng lại càng dễ thu hút bạn tình, đồng thời khẳng định địa vị trong xã hội và là tín hiệu ngầm để chúng cạnh tranh với đối thủ khác.
Tuy nhiên, tuổi tác cũng góp phần gây ảnh hưởng tới màu môi. Theo đó, môi của khỉ trưởng thành thường hồng hào lên khi tới giai đoạn này, trong khi những con đực trẻ hay chưa đến vị thành niên lại mất đi màu môi vốn có.
Dù vậy, việc môi bị nhạt màu đi của khỉ chưa trưởng thành còn được xem như cách ngụy trang, để che giấu đi bản chất nam tính của chúng nhằm giảm bớt xung đột trong thời kì cạnh tranh sinh sản.