Nhu cầu đào tạo ngành quản trị kinh doanh vẫn rất lớn

GD&TĐ -  Nhiều doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn nhân lực quản trị kinh doanh. Điều này chứng tỏ nhu cầu đào tạo ngành này vẫn rất lớn.

Tân sinh viên Trường ĐH Công đoàn trong ngày nhập học.
Tân sinh viên Trường ĐH Công đoàn trong ngày nhập học.

Thiếu hụt nguồn nhân lực

Rõ ràng, nhân viên kinh doanh là vị trí các doanh nghiệp tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2020 với 62,5% doanh nghiệp lựa chọn.

PGS.TS Hà Sơn Tùng.

Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: ‘Đào tạo ngành quản trị kinh doanh (QTKD) trong bối cảnh chuyển đổi số và thích ứng biến đổi’ do Trường ĐH Công đoàn tổ chức - sáng 8/10; PGS.TS Hà Sơn Tùng - Trưởng khoa QTKD (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) – thông tin: thống kê của Bộ GD&ĐT từ năm 2019 – 2021 cho thấy, QTKD là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh (trên 10% mỗi năm). Điều này có nghĩa, nhu cầu về đào tạo QTKD là rất lớn.

Bổ sung cho thống kê này, PGS.TS Hà Sơn Tùng viện dẫn: theo báo cáo thị trường tuyển dụng của trang TopCV, kết thúc năm 2020, gần 42% doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự. Nhóm doanh nghiệp có quy mô từ 300 – 500 nhân sự có tỷ lệ thiếu hụt lên đến 54,8%. Kinh doanh là lĩnh vực thứ 2 trong tốp 10 lĩnh vực có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất.

Cụ thể, tỷ lệ thiếu hụt nhân sự trong các ngành như sau:

STT

Lĩnh vực

Tỷ lệ (%)

1

Bất động sản

54

2

Kinh doanh

48,1

3

Tài chính/ Ngân hàng

44,6

4

CNTT

43,3

5

Sản xuất

40,2

6

Xuất nhập khẩu

38,1

7

Ngành hàng tiêu dùng nhanh

37,9

8

Điện/ Điện tử

35,6

9

Giáo dục

35

10

Du lịch

30

(Nguồn: Báo cáo thị trường tuyển dụng 2020 và xu hướng tuyển dụng 2021)

Cũng theo báo cáo trên, bất động sản, kinh doanh và tài chính/ngân hàng là 3 lĩnh vực dẫn đầu trong tốp 10 lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất trong năm 2020. Công nghệ thông tin thuộc tốp 5 lĩnh vực “khát” nhân sự nhất 2020. Trong đó, các vị trí công việc được doanh nghiệp tuyển dụng nhiều nhất là:

Các vị trí công việc được doanh nghiệp tuyển dụng nhiều nhất năm 2020:

STT

Vị trí công việc

Tỷ lệ (%)

1

Nhân viên kinh doanh

62,5

2

Marketing

23,4

3

CNTT - IT

19,1

4

Kế toán – Tài chính

17,3

5

Chăm sóc khách hàng

13,5

6

Hành chính nhân sự

12,7

(Nguồn: Báo cáo thị trường tuyển dụng 2020 và xu hướng tuyển dụng 2021)

Phát triển chương trình đào tạo

Kết hợp những phân tích trên có thể khẳng định, đào tạo QTKD phù hợp với chuyển đổi số, kinh tế số là xu hướng phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ và nhu cầu thực tiễn doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

PGS.TS Hà Sơn Tùng

Cũng theo PGS.TS Hà Sơn Tùng, báo cáo của TopCV chỉ ra rằng, hơn một nửa số nhà tuyển dụng (55,2%) được khảo sát cho rằng, số lượng hồ sơ ứng viên không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng chính là lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp của mình bị thiếu hụt nguồn nhân lực.

Điều này chứng tỏ sức “nóng” của đào tạo Quản trị kinh doanh vẫn rất lớn. Quan trọng là chất lượng sinh viên sau khi ra trường có đảm bảo về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và các năng lực khác phù hợp với nhu cầu tuyển dụng hay không.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra, cùng với Quyết định số 749/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử.

PGS.TS Hà Sơn Tùng tham luận tại hội thảo do Trường ĐH Công đoàn tổ chức - sáng 8/10.

PGS.TS Hà Sơn Tùng tham luận tại hội thảo do Trường ĐH Công đoàn tổ chức - sáng 8/10.

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Điều này dẫn tới nhu cầu về lượng lao động rất lớn được đào tạo lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế số” - PGS.TS Hà Sơn Tùng nhìn nhận.

Theo PGS.TS Hà Sơn Tùng, trong nhiều năm, đào tạo QTKD luôn hướng tới việc cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh. Đồng thời, cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về chiến lược, lãnh đạo, điều hành sản xuất kinh doanh và khởi sự các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế…

Tuy nhiên, PGS.TS Hà Sơn Tùng cho rằng, trong bối cảnh sự thay đổi và vận động của xã hội, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam cần đẩy mạnh việc phát triển chương trình đào tạo về cả số lượng và chất lượng. Cùng với đó phát triển năng lực người học và tăng tính ứng dụng nghề nghiệp.

Để đổi mới chương trình đào tạo trong bối cảnh chuyển đổi, cần tập trung vào các cấu phần của chương trình đào tạo bao gồm: mục tiêu chương trình, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, trải nghiệm học tập và đánh giá kết quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.