Nhờ sở thích du lịch, cô giáo trẻ giành giải Nhất đi châu Âu 7 ngày

GD&TĐ - Cô Nguyễn Hải Thủy – Giảng viên tập sự khoa Quốc tế học, trường ĐH Ngoai ngữ Huế là một trong số 5 bạn trẻ dành giải Nhất viết về Di sản Văn hóa châu Âu và giải thưởng là một chuyến đi châu Âu 7 ngày.

Nhờ sở thích du lịch, cô giáo trẻ giành giải Nhất đi châu Âu 7 ngày

Cuộc thi viết về Di sản Văn hóa Châu Âu do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (EU) phối hợp với Báo Sinh Viên cùng sự hỗ trợ của Đại sứ quán các quốc gia thành viên EU: Bỉ, Ý, Pháp và Thụy Điển nhằm kỷ niệm năm Di sản văn hóa châu Âu được khởi động vào năm 2018.

Cuộc thi thu hút sự quan tâm mạnh mẽ và sự tham gia nhiệt tình của giới trẻ Việt Nam. Trong 1 tháng phát động, đã có gần 1000 bài dự thi gửi về và di sản văn hóa của châu Âu đã được các tác giả phản ánh sinh động và đầy cảm xúc.

Vừa trúng tuyển tập sự vào ĐH Ngoại Ngữ Huế được 1 tuần, cô giáo Nguyễn Hải Thủy được Ban tổ chức cuộc thi “Viết về Di sản Văn hóa Châu Âu” gọi điện thông báo kết quả lúc đang ở trên xe khách từ Đà Nẵng về Huế sau một chuyến du lịch.

Lúc nghe tin được giải, cảm xúc vui sướng vỡ òa khiến cô Thủy và 2 người bạn đi cùng đã hét lên trên xe khiến mọi người đều quay lại nhìn.

Bài dự thi của cô giáo trẻ viết về những cảm xúc của bản thân trong chuyến đến thăm Athens trong khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế đang đè nặng lên đất nước Hy Lạp.

“Trong suy nghĩ của mình lúc đó là sự mâu thuẫn giữa một Athens phồn hoa giàu có, cái nôi của triết học và văn minh nhân loại trong quá khứ, và một Athens nghèo đói tiêu điều ngay trước mắt.

Mình nghĩ đến nỗi buồn của các nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại nếu họ nhìn thấy tương lai u ám của Athens hôm nay. Đó cũng chính là lý do mà mình đặt tên cho bài viết của mình là “Athens và nỗi buồn của các nhà hiền triết” và mình nghĩ chính sự chân thật và những tình cảm chân thành dành cho Athens là lý do khiến bài viết của mình đoạt giải”, ccô Thủy chia sẻ.

Cô Thủy đã từng nhận được học bổng Erasmus và du học trao đổi tại Romania. Vốn rất thích đi du lịch nên sau khi tốt nghiệp cô đã dành 1 năm Gap Year (1 năm nghỉ ngơi sau thời gian học tập hay làm việc – PV) để đi du lịch, đọc thêm nhiều sách, và viết về những trải nghiệm của mình.

Bài dự thi được viết trong khoảng thời gian Gap Year này và rất may mắn lại mang đến cho cô giáo trẻ cơ hội được quay trở lại châu Âu trong vòng 7 ngày.

Cô Thủy chia sẻ: “Sau một năm Gap Year thì mình quyết định thi tuyển vào trường ngoại ngữ để có thể đi dạy và nghiên cứu học thuật nhiều hơn. Mình vừa có kết quả trúng tuyển vào trường cách đây tầm sau đó lại nhận được tin đạt giải thưởng cuộc thi viết.”

Trở lại châu Âu, cô Thủy định tận dụng chuyến đi này như một cơ hội để có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ và có nhiều câu chuyện để kể lại hơn.

“Mình sẽ còn viết nhiều về Châu Âu nữa, chứ không chỉ dừng lại ở cuộc thi này, bởi nơi đây luôn là nguồn cảm hứng cho những sáng tạo của bản thân” – cô Thủy nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.