Nhịp cầu kết nối trường nghề với doanh nghiệp

GD&TĐ - Gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) hiện còn chưa chặt chẽ, doanh nghiệp chưa cung cấp đầy đủ thông tin nhu cầu nhân lực.

Dự báo nhu cầu thị trường rất quan trọng trong công tác đào tạo nghề
Dự báo nhu cầu thị trường rất quan trọng trong công tác đào tạo nghề

Về phía cơ sở GDNN cũng vẫn đang đào tạo những ngành nghề đang có, trong đó có những ngành đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Để khắc phục vấn đề này, bên cạnh kinh nghiệm thực tế, thì vấn đề dự báo cung cầu lao động được các chuyên gia đánh giá là một yếu tố quan trọng hàng đầu.

Kinh nghiệm từ cơ sở

Chia sẻ về kinh nghiệm gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, ông Nguyễn Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại (Vĩnh Phúc) cho biết: Năm nay, công tác tuyển sinh của nhà trường đã đạt được các yêu cầu đề ra. Để có thể đảm bảo đầu ra cho sinh viên, nhà trường đã liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác từ khâu tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, chuẩn bị cho sinh viên thực tập… cho đến giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

Việc tạo lập liên kết với các đơn vị doanh nghiệp chính là điểm mấu chốt. Cụ thể, Trường CĐ Công nghiệp và Thương mại đã thành lập Phòng KHCN và Đối ngoại, chịu trách nhiệm quan hệ với doanh nghiệp để có được đơn hàng. Bên cạnh đó, nhà trường tạo lập cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, bao gồm thông tin về các đầu mối liên hệ với doanh nghiệp, các sự kiện liên quan, qua đó thực hiện các chương trình liên kết, hội thảo chuyên đề với từng doanh nghiệp tại các thời điểm thích hợp để nắm bắt chắc chắn nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp trong các ngành nghề cụ thể.

Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, nhà trường đã thiết kế mẫu đơn hàng nhân lực, trong đó cụ thể hóa các yêu cầu của doanh nghiệp về nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng, thái độ,… các tiêu chuẩn sức khỏe, mức thu nhập của doanh nghiệp trả cho người lao động; số lượng nhân lực, thời điểm doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực. Như vậy, trước khi sinh viên ra trường, các em đã có thể biết được mình sẽ làm việc ở đâu, mức thu nhập có được.

Đẩy mạnh dự báo cung cầu lao động

Hiện nay, các dự báo về thị trường lao động mới chỉ mang tính chất định hướng ngành nghề để các trường có thể tuyển sinh cho phù hợp. Để sự kết nối có chiều sâu và chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp và các cơ sở GDNN, bà Lan Anh- Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Dự báo cung cầu lao động là một vấn đề quan trọng trong việc kết nối đào tạo nghề với thị trường lao động. Nếu không có thông tin này, các trường nghề sẽ rất lúng túng trong công tác đào tạo. Đây là vấn đề cần được quan tâm đầu tư, vì nhu cầu về số lượng, chất lượng lao động ở các doanh nghiệp là rất khác nhau và các trường nghề cũng đào tạo nhân lực cho các nghề khác nhau.

Theo bà Lan Anh, trong xu thế của CMCN 4.0, yêu cầu về chất lượng lao động đang ngày một trở nên cao hơn. Vì vậy, rất cần có một kế hoạch tổng thể trong việc xây dựng và cung cấp dữ liệu, thông tin dự báo cung cầu lao động. 

Theo TS Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN đã ban hành kế hoạch tổng thể tổ chức các hoạt động gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội, trong đó tập trung xây dựng các chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục và với các đơn vị liên quan, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn; Thí điểm hỗ trợ gắn kết GDNN với thị trường lao động thông qua việc lựa chọn cơ sở GDNN, liên kết đặt hàng đào tạo với doanh nghiệp; đẩy mạnh truyền thông; tăng cường hợp tác quốc tế…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.