Nhìn 3 bộ phận này, cha mẹ có thể biết trong tương lai con cao hay thấp?

GD&TĐ - Cha mẹ nào cũng mong rằng con mình sẽ có chiều cao lý tưởng trong tương lai, và ta hoàn toàn có thể dự đoán được điều đó từ lúc trẻ còn nhỏ.

Nhìn 3 bộ phận này, cha mẹ có thể biết trong tương lai con cao hay thấp?

Chiều cao của con trẻ luôn là một vấn đề được cha mẹ quan tâm hiện nay bởi theo họ đây là những yếu tố ảnh hưởng đến tương lai của chúng. Và có một sự thật là bạn hoàn toàn có thể dự đoán một cách tương đối chiều cao của bé yêu nhà bạn thông qua những bộ phận sau.

Kích thước bàn chân

Thông thường bạn sẽ thấy những bạn có chiều cao khủng thì sẽ có bàn chân lớn và ngược lại, thế nên có thể nói đây cũng sẽ là một yếu tố để bạn đánh giá.

Vì vậy, cha mẹ có thể quan sát những thay đổi ở bàn chân của con mình, nếu bàn chân to hơn bàn chân của trẻ cùng tuổi nghĩa là sau này trẻ sẽ phát triển rất cao, nếu bàn chân của trẻ ngắn hơn về cơ bản sẽ có chiều cao trung bình.

Cánh tay dài

Ngoài chân thì tay cũng là một bộ phận mà bạn có thể dùng đó để làm “thước đo” chiều cao của bé sau này.

Khi bé được khoảng 5 đến 6 tuổi, cha mẹ có thể quan sát cánh tay của trẻ, nếu cánh tay dài và thon thì chắc chắn trẻ sau này sẽ cao. Khi để cánh tay ở trạng thái duỗi thẳng, lòng bàn tay mở ra, nếu cánh tay của bé dài thì điều đó sẽ phản ánh rằng bé có thể có chiều cao vượt trội so với các bạn bè của bé.

Chân dài

Trên cơ thể phần chân sẽ chiếm phần nhiều chiều cao của cơ thể chúng ta, thế nên việc bé yêu nhà bạn có một đôi chân dài thì khả năng sau này bé phát triển vượt bậc là một điều có thể xảy ra.

Vì vậy, khi trẻ lớn lên khoảng 4 tuổi, tỷ lệ cơ thể về cơ bản đã được hoàn thiện, cha mẹ có thể dựa vào tỷ lệ cơ thể của trẻ để xem trẻ có thể cao thêm hay không.

Cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé

Theo các nghiên cứu, sau khi sinh, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đây là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong trường hợp mẹ bị thiếu sữa, ít sữa thì cần xin ý kiến từ những chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn loại sữa công thức tốt nhất cho con của mình.

Khi trẻ đã lớn hơn thì cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất bao gồm: chất đạm, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất. Trong đó, chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các xương dài của trẻ, bên cạnh đó có giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn vitamin D giúp xương chắc khỏe. Còn đối với các chất đạm động vật chứa đầy đủ các axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc cấu trúc cơ thể. Bên cạnh đó trẻ cần được bổ sung các loại dưỡng chất như: Canxi, mangan, DHA, kẽm, Magie,...

Bên cạnh đó, việc trẻ có tăng chiều cao hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào “sụn phát triển” hay còn được gọi là quá trình cốt hoá. Để quá trình này diễn ra tốt hơn cần bổ sung các chất như: vitamin D, K2, Osteocalcin, Calcitriol,... Những thực phẩm nên cho trẻ sử dụng trong giai đoạn này là: Cá, tôm, sữa, sữa chua, trứng gà, phô mai,...

Cho trẻ vận động nhiều hơn

Trẻ không cao cũng đừng quá lo lắng, cha mẹ hãy điều chỉnh bằng cách tập thể dục, không nên để trẻ ở nhà lâu trong giai đoạn phát triển chiều cao.

Đảm bảo cho trẻ vận động vừa đủ, hoạt động ngoài trời nhiều hơn để nâng cao vóc dáng, đồng thời thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Những đứa trẻ yêu thích thể thao thường cao lớn hơn.

Ngủ nghỉ hợp lý

Việc để cho bé có thời gian ngủ một cách hợp khoa học là một điều vô cùng cần thiết ngoài hai yếu tố trên. Hormone tăng trưởng của bé sẽ được tiết ra hết mức nếu như bé duy trì được việc ngủ nghỉ đúng và đủ giờ.

Theo aboluowang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...