Nhiều hiệu quả thiết thực phát triển giáo dục từ SEQAP

GD&TĐ - Để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả hơn nữa của Chương trình đảm bảo chất lượng GD trường học (SEQAP), nhiều địa phương sau khi thực hiện Chương trình, đã có những đề xuất, kiến nghị với những mong muốn được nhân rộng mô hình, được quan tâm và đầu tư để các em HS được hưởng lợi ích từ Chương trình này.

Nhiều hiệu quả thiết thực phát triển giáo dục từ SEQAP

Đắk Nông: Duy trì bền vững kết quả của Chương trình

Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông sau nhiều năm thực hiện SEQAP đã có những kết quả nhất định. Với những gì SEQAP mang lại, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị với Bộ GD&ĐT, Ban quản lý Chương trình SEQAP về sự duy trì bền vững của Chương trình.

Sau khi Chương trình kết thúc, để duy trì chương trình mang tính bền vững thì các hoạt động của SEQAP phải được tiếp tục thực hiện thông qua sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Trung ương và sự tham gia tích cực của cộng đồng để ngày càng phát triển mô hình FDS, tăng cường bữa trưa bán trú, trợ giảng tiếng dân tộc, bồi dưỡng, tập huấn tại chỗ cho giáo viên và cán bộ quản lý, đào tạo giáo viên chuyên biệt cho FDS…

Tiếp tục hỗ trợ các trường tiểu học xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển đổi FDS và tổ chức thực hiện dạy học cả ngày theo Mô hình thí điểm của Chương trình SEQAP, đặc biệt các trường ở vùng khó khăn nhằm nhân rộng mô hình.

Đồng thời, tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách về đầu tư cơ sở vật chất cho trường học cả ngày; các chính sách hỗ trợ về công tác bán trú; có quy định tỉ lệ giáo viên, nhân viên phù hợp cho trường dạy học cả ngày....

Bắc Kạn: Bố trí đủ biên chế giáo viên

Sở GD&ĐT Bắc Kạn đã có những kiến nghị đề xuất với từng cấp lãnh đạo để Chương trình đảm bảo chất lượng GD trường học được nhân rộng và ổn định hơn nữa.

Đối với Chính phủ cần bố trí đủ biên chế giáo viên cho các trường tiểu học khi chuyển từ dạy học nửa ngày sang dạy học cả ngày. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho GD&ĐT; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án tăng cường cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có HS bán trú giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2025, các chương trình, dự án để các trường học có đủ cơ sở vật chất thực hiện FDS, HS ổn định ăn, ở bán trú lâu dài.

Đồng thời, Ban quản lý Chương trình SEQAP - Bộ GD&ĐT tiếp tục tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách về: Đầu tư xây dựng cơ cở vật chất nhà bán trú, công trình vệ sinh nước sạch, thiết bị nhà bếp, duy trì việc cấp gạo cho HS; đảm bảo tỷ lệ giáo viên, nhân viên phục vụ nhằm tiếp tục duy trì công tác bán trú và dạy học cả ngày.

Đối với UBND tỉnh, Sở GD&ĐT mong muốn được tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học đảm bảo đủ điều kiện cho việc dạy học cả ngày; Cấp đủ vốn đối ứng xây dựng cơ bản cho các huyện, thành phố để thực hiện đúng theo cam kết với Bộ GD&ĐT.

Đối với UBND huyện, thành phố, Sở mong muốn tiếp tục nhận được quan tâm chỉ đạo sát sao công tác giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường; bố trí đủ số lượng giáo viên trên lớp, đặc biệt là giáo viên chuyên biệt.

Đối với Phòng GD&ĐT cần tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các trường tiểu học trong toàn huyện về các mô đun Chương trình đã triển khai, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị được SEQAP cung cấp. Duy trì bên vững các thành quả đã đạt được như: Tiếp tục triển khai dạy học cả ngày ở các trường tham gia, triển khai có hiệu quả các phương pháp, các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy, áp dụng các kiến thức đã được trang bị vào công tác quản lý và giảng dạy…

Đối với các trường tiểu học cũng cần tiếp tục duy trì kết quả đạt được của Chương trình, huy động cộng đồng, phụ huynh HS tiếp tục hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức dạy học cả ngày, duy trì bữa ăn trưa cho HS trong các ngày học cả ngày…

Bình Phước: Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên đề

Đối với các trường tiểu học đã được thụ hưởng SEQAP tại Bình Phước, Sở GD&ĐT đã có những đề xuất cho các trường tiểu học duy trì việc tổ chức học cả ngày sau khi Chương trình kết thúc; Vận động nhiều nguồn để duy trì việc tổ chức bữa ăn trưa cho HS theo tinh thần SEQAP.

Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên đề các nội dung phù hợp với thực tế của trường, duy trì bồi dưỡng giáo viên định kỳ để tháo gỡ các vướng mắc của giáo viên trong quá trình giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng. Bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả các công trình đã được xây dựng, trang thiết bị được cấp.

Đối với Phòng GD&ĐT, Ban Quản lý SEQAP các huyện, thị xã cần xây dựng kế hoạch duy trì dạy học cả ngày ở các trường tham gia Chương trình và nhân rộng thêm những trường ngoài SEQAP trên cơ sở những thành tựu mà Chương trình mang lại.

Đồng thời, hướng dẫn các trường tiểu học phải có những giải pháp cụ thể để duy trì ăn bán trú cho HS trên cơ sở xã hội hóa GD; kêu gọi, huy động sự đóng góp của cha mẹ HS, các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cho các em, đặc biệt là những HS nghèo.

Phòng GD&ĐT, Ban quản lý SEQAP các huyện, thị xã hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch bổ sung cho năm 2016 sử dụng phần kinh phí kết dư của Quỹ phúc lợi HS và Quỹ GD nhà trường để đầu tư cho thư viện, nâng cao văn hóa đọc như có thể mua một số loại sách cần thiết cho thư viện; mua bổ sung một số dụng cụ phục vụ cho hoạt động câu lạc bộ nhà trường; đầu tư các góc học tập trong lớp theo Mô hình VNEN; tổ chức các hoạt động của thư viện, tập huấn cho giáo viên và HS để tăng cường văn hóa đọc trong trường học. Chi cho các hạng mục hướng dẫn trong Quỹ GD nhà trường.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên. Tổ chức hiệu quả công tác tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên trong và ngoài SEQAP theo bộ tài liệu về dạy học cả ngày của SEQAP.

Tăng cường các hoạt động dự giờ và thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy hoạt động học của HS làm trung tâm, thông qua nghiên cứu bài học và khai thác các chuyên đề dạy học trong nhà trường.

Ban quản lý Chương trình SEQAP huyện, các trường tiểu học tham gia Chương trình đối chiếu chính xác kinh phí các mục chi, khoản chi từ năm 2010 đến nay với Kho bạc Nhà nước huyện, Phòng Tài chính Kế hoạch để có số liệu chính xác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ