Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng đông lạnh kêu cứu

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng đông lạnh kêu cứu

Lưu kho 2 tháng là mất đứt nguyên container hàng

Hiệp hội Hàng đông lạnh phía Nam (gọi tắt là Hiệp hội) vừa có đơn (có chữ ký của đại diện 16 công ty) gửi các cảng, hãng tàu xin được miễn, giảm giá dịch vụ lưu kho bãi cho các doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm đông lạnh trong thời gian dịch Covid-19.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Thuyên - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Mega Trần (Q.Bình Tân, TPHCM) là thành viên Hiệp hội cho biết, dịch Covid-19 khiến cho Ấn Độ (là quốc gia của những nhà cung cấp lớn sản phẩm thịt đông lạnh của Hiệp hội) đã hoàn toàn bị phong tỏa. Các nhà cung cấp Ấn Độ đã không thể phát hành điện giao hàng cũng như không thể gửi Bill of Lading gốc để chúng tôi dỡ hàng tại cảng Việt Nam”.

Mặt khác, hiện các kho cho thuê dịch vụ bảo quản hàng đông lạnh tại TPHCM và các tỉnh lân cận đều đầy hàng, không còn sức chứa vì hàng hóa tiêu thụ ngoài thị trường nội địa và hàng nông thủy sản xuất khẩu không thể lưu thông được khiến cho công ty không thể dỡ hàng ra khỏi container để đưa về kho bảo quản, mặc dù hàng hóa đã được vận chuyển về đến kho và một số hàng đang trên đường vận chuyển về kho.

“Ngoài số lượng hàng hóa trên thì lượng hàng của công ty chúng tôi tồn tại cảng và chưa trả vỏ rất nhiều, số lượng hàng đang trên tàu chuẩn bị cập cảng cũng chiếm số lượng lớn. Công ty chúng tôi không thể lường trước được sự việc bất khả kháng của tình hình dịch Covid-19 và sẽ kéo dài vài tháng tới, trong khi chi phí lưu container, lưu bãi, phí chạy điện… của các đơn vị cảng vụ, hãng tàu quá nhiều khiến chúng tôi chưa kiểm soát được khả năng thanh toán vì khó khăn về tài chính” - ông Nguyễn Thanh Thuyên chia sẻ.

Cùng cảnh ngộ, ông Trần Thanh Phong - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Bút (thành viên Hiệp hội) chuyên nhập khẩu thịt các loại cho biết, hiện công ty đang tồn tại cảng khu vực TPHCM hơn 10 container.

“Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nhập khẩu là tiền phí lưu container đang được tính kiểu bậc thang, càng lưu lâu ngày, càng trả phí cao gấp đôi, gấp 3 phí những ngày đầu hàng về, thậm chí mất trắng lô hàng. Chúng tôi kiến nghị miễn phí lưu container 30 ngày cho các doanh nghiệp nhập hàng về đúng mùa dịch, bị lưu tại cảng đến nay. Sau thời hạn trên, nếu chưa dỡ hàng thì tính phí 500.000 đồng/ngày tiếp theo. Các phí giảm xin được áp dụng từ ngày 1/2/2020 - 30/5/2020. Đơn đề nghị miễn, giảm phí lưu container được các doanh nghiệp gửi đến lãnh đạo các cảng Sài Gòn khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3, khu vực 4; cảng Hải Phòng, cảng Cái Mép Vũng Tàu (TCIT, TCTT, CMIT, SSIT); các hãng tàu, đại lý hãng tàu; các doanh nghiệp logistics…”.

Ảnh hưởng dây chuyền do hàng hóa không lưu thông

“Hiện, số container hàng thịt đông lạnh chúng tôi đang bị tồn đọng tại cảng với số lượng rất lớn, cộng thêm một số lượng container đang trên đường về do đã có hợp đồng từ trước. Hàng chúng tôi giá rẻ hơn thị trường rất nhiều nhưng do là đơn vị chuyên bán sỉ nên chúng tôi không có kênh phân phối lẻ. Nếu bán lẻ được thì cũng sẽ giải quyết được một phần thu nhập…”. Ông Trần Thanh Phong (Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Bút)
“Hiện, số container hàng thịt đông lạnh chúng tôi đang bị tồn đọng tại cảng với số lượng rất lớn, cộng thêm một số lượng container đang trên đường về do đã có hợp đồng từ trước. Hàng chúng tôi giá rẻ hơn thị trường rất nhiều nhưng do là đơn vị chuyên bán sỉ nên chúng tôi không có kênh phân phối lẻ. Nếu bán lẻ được thì cũng sẽ giải quyết được một phần thu nhập…”. Ông Trần Thanh Phong (Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Bút)

Theo văn bản kiến nghị của Hiệp hội, dịch cúm Covid-19 khiến thị trường bị co hẹp, dòng tiền lưu thông bị chậm lại, công nợ các khách hàng của doanh nghiệp phát sinh không có khả năng thanh toán đúng hạn. Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nhà hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh… không có nguồn thu. Chính nguồn thu của các doanh nghiệp giảm mạnh đã tạo “cú sốc” với nền kinh tế, khiến hàng hóa không thể lưu thông và tiêu thụ như kế hoạch. Nhiều hàng hóa đã được đưa về cửa kho hoặc đang trên đường vận chuyển về kho.

Ông Nguyễn Thanh Thuyên cho biết thêm: Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay tất cả các hệ thống nhà hàng, hệ thống cung cấp suất ăn cảng hàng không, hệ thống trường học, quán ăn… tạm dừng và đã đóng cửa, nên sức mua của khách hàng giảm, hàng hóa không thể lưu thông và tiêu thụ như kế hoạch, dòng tiền lưu thông bị chậm lại, công nợ khách hàng phát sinh không có khả năng thanh toán đúng hạn…

“Điều khẩn thiết mà công ty tôi nói riêng và nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội nói chung là xin miễn, giảm phí lưu container, lưu bãi, chạy điện… trong 30 ngày cho các container đang tồn ngoài cảng và những container sắp cập cảng… áp dụng đến 31/5/2020. 

Đồng thời, đề xuất Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, UBND tỉnh, TP… xem xét hỗ trợ giảm 50% lãi suất ngân hàng cho các khoản vay đến kỳ trả lãi tháng 4, 5, 6/2020 (50% này sẽ được Nhà nước hỗ trợ 25%, ngân hàng giảm 25%) nhằm hỗ trợ kịp thời và kích thích nền kinh tế sau đỉnh dịch; Cho giãn nộp thuế VAT 12 tháng của quý I, quý II/2020 và sẽ thu lại trong năm 2021, không tính chậm nộp (loại trừ những ngành nghề không bị ảnh hưởng); Hỗ trợ doanh nghiệp 50% lãi vay trong tháng 4, 5, 6/2020 khi vay với mục đích trả lương cho người lao động (khống chế mức lãi vay không quá 7%/năm); Đẩy nhanh hơn nữa quy trình xử lý các thủ tục hành chính có ảnh hưởng đến doanh nghiệp XNK và người dân”, ông Nguyễn Thanh Thuyên (Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Mega Trần) chia sẻ.

Với Công ty Bảo Minh An thì tình hình cũng u ám tương tự. “Công ty đã phải thanh toán các chi phí lưu kho, tiền điện cho 2 lô hàng bị trễ 45 ngày, với tổng chi phí 378 triệu đồng. Từ tháng 2 đến nay, công ty đã mất 5 tỷ đồng tiền phí lưu cảng do chậm lấy hàng. Trong khi hàng đông lạnh bán cho khách hàng là bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn… đang bị “đóng băng” vì hoạt động mua bán đang tạm ngừng. 

Thế nên, hàng đã về, không bán hàng được, doanh nghiệp không có tiền để trả cho các hãng tàu làm thủ tục lấy hàng ra. Công ty đang có khoảng 21 container hàng đông lạnh với tổng trị giá 19 tỷ đồng đang bị “mắc kẹt” tại các cảng khu vực TPHCM, không có tiền để lấy ra, trong khi phí lưu hàng tăng theo bậc thang từng ngày”- ông Lâm Văn Nam (Giám đốc Công ty Bảo Minh An) thành viên Hiệp hội chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.