Nhật Bản: Thờ ơ trước bất bình đẳng trong giáo dục

GD&TĐ - Trước đây, người Nhật tin rằng trẻ em xứng đáng được tiếp cận giáo dục bình đẳng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phụ huynh tin rằng thu nhập gia đình mới là điều quyết định cơ hội học tập.

Học sinh Nhật chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia.
Học sinh Nhật chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia.

Trong nhiều năm, học phí các trường trung học Nhật là thấp để trẻ em nghèo có thể theo học trung học và đại học dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi. Cách đây 50 năm, học phí mỗi năm của các trường đại học công lập là khoảng 12.000 yên, nhưng đã tăng lên 200.000 yên từ 25 năm trước. Đến nay là 530.000 yên, con số khổng lồ với các gia đình thu nhập thấp. Dù mức học phí tăng, Nhật Bản không có học bổng cho học sinh khó khăn nên dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục.

Phụ huynh Nhật Bản cũng dần chấp nhận sự thật rằng giáo dục chất lượng là dành cho trẻ đến từ gia đình thu nhập cao và gần như ngoài tầm với của trẻ em nghèo. Theo một cuộc khảo sát vào năm 2018, 9,7% người được hỏi cho rằng việc con nhà giàu tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao là đương nhiên. Trong khi 52,6% cảm thấy bất bình đẳng trong giáo dục là có thể chấp nhận ở mức độ nhất định. Chỉ những phụ huynh sống tại vùng nông thôn không có trình độ đại học hoặc có thu nhập thấp coi đây là vấn đề.

Chuyên gia giáo dục Tachibanaki Toshiaki, làm việc tại Trường Đại học Johns Hopkins, cho biết hầu hết người Nhật từng tin rằng cơ hội giáo dục nên được mở rộng cho mọi người vì giáo dục đại học có thể giúp tìm được việc làm tốt hơn. Từ đó, mang lại lợi ích kinh tế cho toàn xã hội. Nhưng nhiều người đã ngừng tin tưởng vào điều này.

Theo Tiến sĩ Toshiaki, phụ huynh có trình độ học vấn cao và thu nhập cao thường mong muốn con cái họ cũng vậy. Họ đầu tư rất nhiều cho việc học của con. Ngược lại, cha mẹ có hoàn cảnh nghèo chú trọng công việc thay vì việc học của con cái. Họ cũng không có tiền để con luyện thi nên những đứa trẻ này phải chật vật để đạt thành tích cao. Vì vậy, trẻ nhà giàu tại Nhật Bản đang được đầu tư nhiều hơn cho việc học và có nhiều cơ hội trúng tuyển các trường đại học hàng đầu cả nước như Trường Đại học Tokyo.

Một lý do khác làm tăng khoảng cách học tập giữa học sinh có gia đình thu nhập cao và thu nhập thấp là các trung tâm luyện thi. Đây được coi là “nét độc đáo” chỉ có riêng tại Nhật Bản hay các nước Đông Á. Những đứa trẻ đi học thêm thường sống tại các thành phố lớn hoặc đến từ gia đình có thu nhập trung bình, cao. Các trung tâm này thúc đẩy học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ tuyển sinh, từ đó tiếp cận nền giáo dục đại học chất lượng. Vì gia đình nghèo không đủ khả năng cho con luyện thi nên kết quả học tập của các em thấp hơn bạn bè.

Trung tâm luyện thi là một khái niệm không tồn tại ở phương Tây. Nhiều học giả phương Tây cho rằng trung tâm luyện thi tại châu Á hỗ trợ các trường trung học nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Điều này để lộ rằng việc đào tạo trong nhà trường còn nhiều bất cập.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Toshiaki cho rằng để giải quyết vấn đề trong trường học cần giảm sĩ số lớp, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Các trung tâm luyện thi không phải “cánh tay phải” của trường học mà chỉ làm tăng khoảng cách giáo dục giữa học sinh.

Để giải quyết vấn đề này, Nhật Bản cần đầu tư mạnh vào giáo dục công lập nhưng thực tế, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục tại quốc gia này thấp hơn nhiều quốc gia phát triển. Tiến sĩ Toshiaki đề nghị, bước đầu tiên, Nhật Bản cần tăng tài chính cho giáo dục công để trẻ em có thể tiếp cận bình đẳng với các cơ sở giáo dục. 

Theo Nippons

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.