Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo điều này trên trang web của mình. Máy bay được lựa chọn sau khi tiến hành thử nghiệm, so sánh với các đối thủ cạnh tranh và phân tích lời đề nghị thương mại.
Các đối thủ của T-6 gồm những phi cơ do Tập đoàn Kanematsu đề xuất là PC-7MKX, của Thụy Sĩ do Tập đoàn Subaru khuyến nghị, và HURKUS của Thổ Nhĩ Kỳ do Daihyaku Shoji chào hàng.
Là một phần của hợp đồng, không chỉ bản thân máy bay mà cả thiết bị huấn luyện mặt đất tương ứng cũng sẽ được chuyển giao. Tuy nhiên, số lượng phi cơ sẽ đặt mua và giá trị hợp đồng hiện chưa được tiết lộ.
Beechcraft T-6C Texan II là máy bay huấn luyện sơ cấp được thiết kế để đào tạo phi công từ cấp độ đầu vào. Máy bay có chiều cao 3,2 m, chiều dài 10,2 m và sải cánh 10,2 m, trọng lượng rỗng 2.337 kg và trọng lượng cất cánh tối đa 3.130 kg.
Loại máy bay này được phân phối rộng rãi trên toàn thế giới. Theo nhà sản xuất, tổng cộng hơn 900 chiếc T-6 đã được bàn giao, Không quân Việt Nam hiện là khách hàng mới nhất của chiếc phi cơ này.
Do được trang bị giá treo gắn trên cánh, thùng nhiên liệu bên ngoài có thể được tích hợp, hoặc cả vũ khí nếu cần thiết. Điều này khiến việc sửa đổi nó thành máy bay tấn công hạng nhẹ AT-6 tương đối dễ dàng.
Dự trữ thời gian hoạt động của máy bay cho phép nó thực hiện nhiệm vụ đào tạo phi công trong hơn 18.720 giờ. Chiếc phi cơ được trang bị buồng lái tích hợp hiện đại, đầy đủ kỹ thuật số với kiến trúc mở.
Bộ thiết bị điện tử hàng không Esterline CMC Cockpit 4000 tiên tiến bao gồm Hệ thống quản lý chuyến bay (FMS), hệ thống định vị GPS / INS được chứng nhận, màn hình hiển thị trên kính lái SparrowHawk có khả năng mô phỏng tiêm kích F-16 hoặc F/A-18 và máy đo độ cao vô tuyến.
Ngoài ra, hệ thống điều khiển bay bằng tay và cần gạt (HOTAS) đi kèm 2 ghế phóng phi công do Martin-Baker sản xuất, loại Mk US16LA cũng được lắp đặt.