"Anh yêu em" hay "Em yêu anh" là câu nói ngọt ngào nhất mà cặp đôi nào cũng muốn được nghe từ đối phương. Tuy nhiên nếu phải nói 1000 lần/ngày thì thực đó là một nỗi sợ ám ảnh.
Chị Lee, 36 tuổi sống ở tỉnh Sơn Đông có một cuộc sống hạnh phúc bên chồng hơn 4 tuổi là anh Xiao Chang.
30 năm chung sống, gia đình êm ấm, tuy nhiên, vài năm trở lại đây, Xiao Chang thường xuyên có thái độ quá mức bình thường, chị Lee bắt đầu sinh nghi ngờ.
Đỉnh điểm mâu thuẫn là khi Xiao Chang kiếm cớ gây sự ghen tuông vô lối.
Mỗi khi uống rượu vào, anh chồng lại khăng khăng rằng chị Lee có những hành động liếc mắt đưa tình với người đàn ông khác.
Cứ tối đến là Xiao Chang lại bắt chị Lee phải nói 1.000 câu "Em yêu anh" rồi mới được đi ngủ, nếu không thực hiện, anh ta dọa sẽ đốt nhà.
Sợ hãi trước hành động của chồng, chị Lee bèn đưa anh đến bệnh viện kiểm tra.
Qua lời kể của chị, các bác sĩ của bệnh viện y tế Sơn Đông xác định chồng chị mắc chứng hoang tưởng ghen tuông.
Tình trạng tồi tệ này có thể kéo dài, gây đau khổ cho cả đôi bên. Tuy nhiên, đôi khi họ lại không có hướng giải quyết do thiếu hiểu biết hoặc hiểu lầm rằng chồng làm vậy vì "quá yêu vợ".
Hoang tưởng ghen tuông là một dạng trong rối loạn nhân cách hoang tưởng. Triệu chứng thường thấy nhất đó là sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vô cớ đối với người bạn đời.
Đầu tiên người bệnh có thể ghen ở một đối tượng cụ thể nào đó, sau đó lan tỏa dần, ghen với tất cả những người khác giới thậm chí cùng giới khi họ tiếp xúc với bạn đời của mình.
Với họ không có gì là ngẫu nhiên, vô tình, mọi cử chỉ, ánh mắt của người yêu (bạn đời) dành cho đối tượng khác giới đều có ý nhăm nhe, hẹn hò.
Người bệnh hoang tưởng ghen tuông luôn cảm thấy tình yêu của đối tác dành cho mình là không đủ, luôn có cảm giác bản thân bị lừa dối, phản bội.
Nhiều trường hợp còn có hành vi nguy hiểm, xâm hại tới cuộc sống, thậm chí đe doạ tới tính mạng của "tình địch" do họ tưởng tượng ra.
Những người bị mắc bệnh hoang tưởng ghen tuông thường không bao giờ thừa nhận rằng mình mắc bệnh. Họ thường có phản ứng mạnh khi được nhắc đến việc đi khám bệnh.
Vì vậy gia đình cần hết sức lưu ý trong vấn đề này. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc thuyết phục người bệnh đi khám, gia đình nên gọi điện liên hệ trước với bác sĩ điều trị để được tư vấn.