Nhận xét học sinh đúng, trúng với “Nhật ký lớp học”

GD&TĐ - Một trong những nội dung khiến giáo viên tiểu học áp lực nhất khi thực hiện đánh giá theo quy định mới là việc ghi nhận xét trong Sổ theo dõi chất lượng.

Nhận xét học sinh đúng, trúng với “Nhật ký lớp học”

Giáo viên bộ môn lo lắng trước khối lượng môn học mình đảm nhiệm, số lượng học sinh phải nhận xét đông; giáo viên chủ nhiệm thì trăn trở việc tập hợp, tổng hợp ý kiến từ giáo viên bộ môn. Nội dung ghi nhận xét thế nào để đáp ứng yêu cầu cũng khiến các giáo viên băn khoăn.

Một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lí sử dụng, có thể để tại lớp học hoặc tại trường hoặc mang về nhà, tùy theo điều kiện cụ thể. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vừa là giáo viên chủ nhiệm, đồng thời hiện đảm nhiệm dạy 5 môn là Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên & Xã hội, Thủ công, Đạo đức, cô giáo Lê Thị Vy - Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (Cam Lộ, Quảng Trị) đã trải qua và thấu hiểu tất cả những băn khoăn, lo lắng như trên.

Tâm sự bản thân cũng có những khó khăn ban đầu, nhưng cô Lê Thị Vy cho rằng, nỗi lo lớn nhất không phải việc mất nhiều thời gian hơn, công sức hơn, mà là làm thế nào để có thể ghi nhớ được những biểu hiện của học sinh trong từng tiết học để làm cơ sở cho một nhận xét xúc tích cuối cùng vào mỗi tháng.

Cũng chính từ lo lắng này, cô Lê Thị Vy đã tự trang bị cho mình một cuốn sổ để ghi chép tất cả những biểu hiện đáng chú ý của học sinh trên lớp, có thể coi đó như một cuốn “Nhật ký lớp học”.

Nhà trường có thể thiết kế thành một cuốn sổ chung để tại lớp học, miễn sao đạt mục đích yêu cầu của sổ theo dõi chất lượng giáo dục. 

Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục do Bộ hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tất cả các tiết dạy, cô Vy luôn mang theo sổ này. Việc ghi chép cũng rất nhanh, ngắn gọn, chỉ để giúp giáo viên ghi nhớ những biểu hiện đặc biệt của từng học sinh, làm cơ sở để cuối tháng ghi nhận xét. 

Làm như vậy, giáo viên sẽ không bỏ sót bất cứ một học sinh cần được được nhận xét nào.

“Ví dụ, có một học sinh trong vài giờ Toán liên tục đều làm sai một dạng Toán chẳng hạn, tôi sẽ ghi nội dung này vào sổ cá nhân. Bản thân tôi phải dạy 5 môn, riêng môn Toán đã có 5 tiết một tuần, với khoảng vài chục học sinh trên lớp, nếu không có cách ghi lại, giáo viên sẽ không thể nhớ hết được” - Cô Vy cho hay.

Ngoài cách làm này và thực hiện nhận xét bằng lời với các học sinh trên lớp, cô Vy cũng thực hiện cách ghi nhận xét xoay vòng hàng ngày, mỗi ngày nhận xét vài học sinh để đảm bảo tất cả học sinh của mình đều đươc nhận xét trong tháng.

Bên cạnh đó, để giảm áp lực và cũng thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT, cô Lê Thị Vy cũng tự phân loại những học sinh cần ưu tiên được ghi đánh giá bằng nhận xét của giáo viên.

“Là giáo viên chủ nhiệm, những học sinh nào xuất sắc hay yếu kém, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tôi đều nắm rõ. 

Bên cạnh những học sinh này, đối tượng được quan tâm đặc biệt vẫn là những em đột nhiên có thay đổi bất thường, ví dụ đang học rất giỏi tự nhiên sa sút hoặc học chưa tốt bỗng bứt phá học tốt hơn…” - Cô Vy chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.