Nhà văn hóa Hữu Ngọc: 102 tuổi vẫn... “Cảo thơm lần giở”

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: 102 tuổi vẫn... “Cảo thơm lần giở”

Bộ sách “Cảo thơm lần giở” được nhà văn hóa Hữu Ngọc hoàn thành khi ông đã ở tuổi xưa nay hiếm – tuổi 102.

Đã thế, “Cảo thơm lần giở” không khuôn lại ở một cuốn sách nho nhỏ mà dày dặn tới cả ngàn trang và bao chứa trong 2 quyển.

Chính vì thế, sự kiện này không khỏi khiến độc giả ngạc nhiên để rồi khâm phục trước sức làm việc bền bỉ mà đầy say mê của nhà văn hóa đáng kính này.

Còn nhà văn hóa Hữu Ngọc thì nhẹ nhàng lý giải: “Tôi đã vượt qua tuổi một trăm... ngẩn ngơ: hầu hết người thân và bạn bè đều đã yên nghỉ ở cõi nhớ thương...

Để cảm thấy đỡ cô đơn, trống rỗng, người già thường sống lại những sự việc đã qua, theo kiểu Marcel Proust “đi tìm thời gian đã mất”.

Cuộc hành hương tìm về quá khứ của bản thân tác giả đã đem lại cho tác giả chút bình thản để hồi tưởng những chuyện riêng tư và của những sự kiện quốc gia và quốc tế đương thời...”

Bộ sách "Cảo thơm lần giở" kể những câu chuyện về cuộc đời và tư duy của 180 vị danh nhân thế giới. Ảnh: Phùng Hà.
Bộ sách "Cảo thơm lần giở" kể những câu chuyện về cuộc đời và tư duy của 180 vị danh nhân thế giới. Ảnh: Phùng Hà. 

Vậy nên, “Cảo thơm lần giở” đã chắt lọc những trải nghiệm, suy ngẫm của tác giả về “cuộc đời và xã hội qua lăng kính tư duy của những trí tuệ uyên thâm trên thế giới”.

“Cảo thơm lần giở” còn là thành quả miệt mài lao động chữ nghĩa, xuất-nhập khẩu văn hóa: quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới và giới thiệu tinh hoa văn hóa thế giới đến Việt Nam của Nguyễn Hữu Ngọc.

Cũng ở đây, cuộc đời và tư duy của hơn 180 danh nhân Đông Tây kim cổ, trải rộng trên nhiều lĩnh vực: tôn giáo, văn hóa, triết học, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức học, xã hội học, sử học, tâm lí học, chính trị học... hiển hiện.

Có thể kể đến những giáo chủ như Phật Thích Ca, Chúa Jésus, tiên tri Muhammad; những triết gia như Khổng Tử, Sokrates, Hegel, Sartre...; những nhà khoa học như Darwin, Einstein...

Hay những nhà văn, nhà thơ như Shakespeare, Cesvantes, Dante, Goethe, Dostoyevsky, Lỗ Tấn, Tagor, Molière...; những chính khách như Kennedy, Mandela, Obama...; những nhà chiến lược quân sự như Tôn Tử, Machiavelli...; những nghệ sĩ như Leona de Vinci, Picasso, Guitry...

Bên cạnh đó, tác giả cũng trân trọng giới thiệu về ba vị danh nhân Việt Nam được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh; và thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Với nhà văn hóa Hữu Ngọc đây là cuộc hành hương tìm về quá khứ... Ảnh: Hà Phùng.
Với nhà văn hóa Hữu Ngọc đây là cuộc hành hương tìm về quá khứ... Ảnh: Hà Phùng.

Với nhà văn hóa Hữu Ngọc, đây là “Cuộc hành hương qua thư tịch, đi “gõ cửa” các danh nhân thế giới để tìm những giải đáp.”

Cũng vì: “Trong quá trình hồi tưởng, tác giả luôn băn khoăn về ý nghĩa các sự việc đã qua, rồi từ đó suy ngẫm về ý nghĩa đời người và phận người…

Có phải ai cũng như danh họa Gauguin để có thể dùng một bức họa giải đáp mấy câu hỏi siêu hình muôn thuở: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đi đâu?”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.