Nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh

GD&TĐ - Bướng bỉnh ở trẻ em là điều hoàn toàn bình thường. Song đôi khi, hành vi ương bướng của trẻ có thể khiến cha mẹ cảm thấy khó khăn.

Tính bướng bỉnh có thể đi cùng trẻ tới lúc trưởng thành.
Tính bướng bỉnh có thể đi cùng trẻ tới lúc trưởng thành.

Những công việc đơn giản như đi ngủ, đi tắm hay ăn uống của trẻ cũng có thể cần sự thuyết phục từ cha mẹ. Thậm chí, tình trạng đó có thể dẫn đến một cuộc tranh cãi. Vì vậy, điều cần thiết là phải cho trẻ làm quen với hậu quả của hành vi đó.

Phụ huynh cũng cần đánh giá cao sự chăm chỉ và hành vi tốt của con mình để khiến trẻ lắng nghe cha mẹ.

Không phải mọi đứa trẻ có ý chí tự do đều bướng bỉnh. Phụ huynh nên hiểu rằng, liệu con mình bướng bỉnh hay cương quyết, trước khi thực hiện bất kỳ hành động mạnh mẽ nào. Những đứa trẻ có ý chí mạnh mẽ có thể rất thông minh và sáng tạo. Trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi và thậm chí có một số hành vi nổi loạn.

Mặt khác, những đứa trẻ bướng bỉnh thường kiên định với ý kiến của chúng và không sẵn sàng lắng nghe những gì người khác nói.

Ngoài ra, trẻ bướng bỉnh cũng có thể sở hữu một số đặc điểm khác. Trẻ có nhu cầu mạnh mẽ được thừa nhận và lắng nghe. Vì vậy, trẻ có thể tìm kiếm sự chú ý của cha mẹ thường xuyên. Trẻ có thể vô cùng độc lập, cam kết và quyết tâm làm những gì mình thích. Tất cả trẻ em đều nổi cơn tam bành, nhưng những đứa trẻ bướng bỉnh có thể làm vậy thường xuyên hơn.

Trẻ bướng bỉnh cũng thường có tố chất lãnh đạo mạnh mẽ, đôi khi trở nên “hách dịch”. Ngoài ra, những trẻ như vậy thích làm mọi thứ theo ý kiến cá nhân.

Điều gì gây ra hành vi bướng bỉnh ở trẻ? Đây là một trong những câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra. Song thực tế, có nhiều nguyên nhân phổ biến gây ra hành vi bướng bỉnh ở trẻ. Trong số các khuyết điểm khác nhau, tính bướng bỉnh là một yếu tố khiến chúng ta dễ đưa ra quyết định sai.

Tính bướng bỉnh cũng có thể đi cùng trẻ cho tới lúc trưởng thành. Khi một đứa trẻ phải thực hiện nhiệm vụ, hoặc tuân theo danh sách các quy tắc, tính cách bướng bỉnh có thể xuất hiện.

Những thay đổi không mong muốn hoặc quy định đột ngột sẽ không được hầu hết bọn trẻ chấp nhận. Khi đó, nhiều trẻ sẽ ngoan cố và khăng khăng làm theo những gì chúng đã quyết định. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần giúp đỡ trẻ cải thiện tính cách này trong những năm đầu đời. Bởi, sự chậm trễ có thể sẽ kéo theo những hậu quả.

Tốt hơn hết là cha mẹ nên tìm ra nguyên nhân đằng sau hành vi bướng bỉnh ở trẻ. Từ đó, giúp đưa ra những biện pháp hiệu quả để loại bỏ tính cách này.

1. Thông tin sai lệch

Khi một số tranh cãi bắt đầu nổ ra giữa trẻ và cha mẹ ở nhà, thông tin sai lệch sẽ xuất hiện. Rõ ràng là các cha mẹ bận rộn với nhiều việc. Do đó, phụ huynh thường cảm thấy căng thẳng bất cứ khi nào phải đối mặt với một vấn đề ở nhà, đặc biệt là những rắc rối xoay quanh trẻ.

Trong lúc vội vàng và thất vọng, phụ huynh có xu hướng tranh cãi với nhau, hoặc mắng trẻ. Điều này làm tổn thương đứa trẻ. Đó là một trong những lý do khiến trẻ dần có hành vi cư xử không tốt. Từ đó, dẫn đến những hành động cứng đầu. Khi đó, trẻ tin rằng mình luôn đúng. Do đó, các lập luận hoặc thông tin sai lệch là một trong những nguồn gốc dẫn đến hành vi ngoan cố.

2. Chưa trưởng thành

Trẻ em thường chưa thể nhận thức được điều gì là đúng hay sai. Trẻ chỉ đơn giản là theo dõi người khác và nắm bắt những điều xảy ra xung quanh.

Trong giai đoạn đầu, trẻ tuân theo một quy trình hoặc phương pháp và cố gắng làm điều tương tự, cho đến khi biết phân biệt đúng - sai. Trẻ mới biết đi không có nhiều kỹ năng. Hoặc trẻ chỉ có một chút kỹ năng đối với những việc chúng làm. Mức độ trưởng thành của trẻ em rất thấp. Điều đó dẫn đến hành vi bướng bỉnh và tình trạng này sẽ kéo dài cho đến khi các bé vào mẫu giáo hoặc lớp Một.

Cha mẹ nên tìm ra nguyên nhân đằng sau hành vi bướng bỉnh ở trẻ.

Cha mẹ nên tìm ra nguyên nhân đằng sau hành vi bướng bỉnh ở trẻ.

3. Khao khát tự do

Trẻ không thích người khác kiểm soát hoạt động của mình và luôn muốn tự do trong mọi việc. Nếu cha mẹ cố gắng ngăn cản, trẻ sẽ cảm thấy tồi tệ và cho rằng, chúng không thể hoàn thành nhiệm vụ bản thân yêu thích. Khi đó, trẻ sẽ nảy sinh hành vi bướng bỉnh để vượt ra khỏi sự quản lý của phụ huynh.

4. So sánh với những đứa trẻ khác

Phụ huynh không nên so sánh trẻ với các bạn cùng lứa. Hành động đó sẽ tạo ra sự thất vọng ở trẻ em. Đồng thời, trẻ có thể nổi giận với những người mà chúng được so sánh với.

Trong những trường hợp như vậy, trẻ trở nên bướng bỉnh hơn về khía cạnh mà chúng bị so sánh. Trẻ cũng sẽ có xu hướng không muốn nghĩ về mặt tích cực để cải thiện bản thân. Do đó, việc so sánh cá nhân hoặc nhóm sẽ không hiệu quả với trẻ, trừ khi chúng hoàn toàn đồng ý.

5. Sự tò mò

Mọi thứ trên thế giới này đều mới mẻ đối với trẻ. Do đó, chúng luôn tò mò muốn biết những gì xảy ra xung quanh mình. Sự tò mò này chuyển hành vi bình thường thành tính cách bướng bỉnh khi trẻ cố gắng để có được kiến thức về nhiều thứ.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc trẻ tò mò, muốn tiếp thu thêm kiến thức là tốt. Tuy nhiên, thực tế là sự tò mò cũng có thể khiến trẻ trở nên cứng đầu hơn trong quá trình tìm hiểu chi tiết về nhiều vấn đề.

6. Tấm gương phản chiếu

Ngoài tất cả những nguyên nhân nêu trên, cha mẹ cũng là một trong những yếu tố chính khiến trẻ có hành vi bướng bỉnh. Trẻ quan sát hành động và phong cách giao tiếp của cha mẹ. Trẻ cũng học cách ăn và ngủ của cha mẹ, lắng nghe cách phụ huynh nói trong khi xử lý các vấn đề hằng ngày ở nhà. Vì vậy, nếu ai đó ở nhà có hành vi ngoan cố, trẻ cũng có thể làm theo và coi người đó trở thành hình mẫu.

Khi trẻ có hành vi bướng bỉnh, cha mẹ nên nói chuyện với con mình. Đồng thời, giải thích điều gì đúng và sai, cũng như khiến trẻ phân tích thực tế.

Theo India Parenting

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.